4 loại "nước diệt vong" tuyệt đối không dùng để tưới cây, nếu không trồng chậu nào chết chậu đó

Sau một thời gian tưới thứ nước này, đất sẽ bị nén chặt, cứng như đá khiến rễ cây không thể thở được cũng như không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cây, khiến cây còi cọc, kém phát triển. 

Thời gian đầu trồng hoa thường dễ gặp các vấn đề như vàng lá, thối rễ, nhưng thời gian càng lâu thì kinh nghiệm càng phong phú. Sau 10 năm trồng hoa, tôi nhận ra việc tưới nước cho cây là vô cùng quan trọng và tuyệt đối không được tưới 4 loại “nước diệt vong” này cho cây, nếu không trồng một chậu chết một chậu. 

Thứ nhất: Nước có tính kiềm

Phần lớn các loại cây thích môi trường hơi chua, chỉ một số ít như xương rồng, sen đá,... ưa đất kiềm, còn lại những cây khác như kim tiền, lưỡi hổ, lan chi, hoa nhài, dành dành,... đều ưa chua. Với những loại cây này, bạn không nên tưới nước tính kiềm cho cây nếu không cây rất dễ bị vàng lá, còi cọc, thậm chí là chết cây nếu tưới trong thời gian dài. Nước có tính kiềm ở đây là nước sau khi giặt đồ, rửa bát, lau nhà. 

4 loại amp;#34;nước diệt vongamp;#34; tuyệt đối không dùng để tưới cây, nếu không trồng chậu nào chết chậu đó - 1

Thứ hai: Nước vo gạo chưa lên men

Nước vo gạo là một loại phân bón phổ biến trong những năm gần đây, nó giàu nguyên tố vi lượng và có thể phân hủy nhiều chất dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của cây. Không chỉ vậy, loại nước này còn giúp đất tơi xốp hơn, ngăn chặn tình trạng nén chặt đất. 

Tuy nhiên bạn không nên tưới trực tiếp nước vo gạo cho cây, nếu không trong quá trình lên men sẽ sinh ra nhiệt, dễ gây cháy rễ cây. Tốt hơn hết bạn nên tưới nước vo gạo đã lên men hoàn toàn cho cây. 

Để lên men nước vo gạo, bạn hãy đổ nước vo gạo vào chai nhựa (lưu ý chỉ đổ khoảng 80% chai, không đổ đầy), cho thêm một thìa đường nâu và vài vỏ cam, chanh,... thái nhỏ để khử mùi hôi và đẩy nhanh quá trình lên men. Đem phơi ở nơi có nắng, hai ngày mở nắp một lần để thoát bớt khí, sau khoảng 1 tháng là có thể dùng được. 

4 loại amp;#34;nước diệt vongamp;#34; tuyệt đối không dùng để tưới cây, nếu không trồng chậu nào chết chậu đó - 3

Thứ ba: Nước phân bón đậm đặc

Các loại phân bón lỏng được cây hấp thụ tốt hơn, nhưng cần phải pha đúng tỷ lệ. Nếu pha quá đặc, cây và hoa không thể hấp thụ hết, phân bón tích tụ trong chậu hoa có thể khiến cây bị thối rễ, không có lợi cho quá trình sinh trưởng của cây. 

Ngay cả với những loại phân bón hữu cơ bạn tự ủ bằng nước vo gạo, vỏ trái cây, ruột cá,... cũng vậy, cần phải pha loãng theo tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào từng loại cây. Tuyệt đối không dùng dung dịch đặc, chưa qua pha loãng tưới lên cây vì điều này sẽ dễ làm cháy rễ, chết cây. Chẳng hạn như nước vo gạo và nước vỏ trái cây lên men, bạn nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:10 với mỗi lần tưới. 

4 loại amp;#34;nước diệt vongamp;#34; tuyệt đối không dùng để tưới cây, nếu không trồng chậu nào chết chậu đó - 4

Thứ tư: Nước máy chưa qua xử lý

Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nước máy để tưới hoa, nhưng loại nước này chứa hàm lượng clo lớn. Sau một thời gian sử dụng, đất sẽ bị nén chặt, cứng như đá khiến rễ cây không thể thở được cũng như không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cây, khiến cây còi cọc, kém phát triển. 

Vậy không có loại nước khác để thay thế thì bạn nên dùng nước máy như thế nào? Để đảm bảo an toàn cho cây, trước khi tưới bạn nên trữ nước vào bể chứa vài ngày để khí clo bay hơi hết rồi hẵng dùng để tưới cây.

Nhà có 3 cây này, 10 nhà thì 9 nhà phú quý, đặt một chậu ở ban công vừa đẹp vừa gọi lộc