1. Trầu bà lá xẻ
Lá của cây trầu bà lá xẻ to, phiến lá chia thùy hình lông chim. Lá có màu xanh quanh năm nên khi đặt trong phòng khách trông rất quý phái, sang trọng.
Trong phong thủy, cây trầu bà lá xẻ tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ và giàu có. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà. Cụ thể, nó có thể hấp thụ formaldehyde và các loại khí độc hại khác trong phòng, giúp không khí trong phòng khách trở nên trong lành hơn.
Trầu bà lá xẻ thích môi trường ấm áp và nhiệt độ trong nhà không được thấp hơn 10 độ vào mùa đông. Nó cũng thích không khí ẩm. Sau khi đất khô, hãy tưới nước thật kỹ. Khi thời tiết hanh khô, nên phun nước lên lá và xung quanh chậu.
Trong thời kỳ trầu bà lá xẻ phát triển mạnh mẽ, bạn cũng nên bón phân đạm, lân và kali cho cây. Phân đạm chứa nitơ, có thể thúc đẩy tăng trưởng; phốt pho có thể củng cố hệ thống rễ và kali có thể thúc đẩy sự phát triển của các nhánh.
2. Cây thiên điểu
Loại cây này còn có tên gọi khác là chiêm thiên đường, thuộc họ Chuối rẻ quạt. Thân cây trung bình cao khoảng 2m, có phiến lá to, mọc đối xứng thành 2 hàng tạo thành tán lá hình quạt, mang đến sự quý phái khi đặt trong phòng khách.
Ý nghĩa của cây chim thiên đường cũng rất hay, nó tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu và lời hứa hẹn mãi mãi bên nhau. Loại cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà, đặc biệt là khả năng hấp thụ formaldehyde.
Cây chim thiên đường thích đất hơi chua, tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng mua sẵn hoặc đất vườn trộn thêm phân bánh vừng lên men để trồng cây. Phân bánh vừng là phân hữu cơ nên có tính chất nhẹ nhàng, không dễ làm cháy rễ. Sau khi bón vào đất, đất cũng có tính axit nhẹ, trong quá trình chăm sóc sau này có thể phát triển tốt ngay cả khi không cần bón phân.
3. Cọ lá tre
Đây là cây lá xanh quanh năm, lá có hình bản quạt xòe rộng, có màu xanh thẫm. Các tán lá được tách ra khoảng 2/3 lá, kết lại với nhau xòe ra tròn trịa trông rất đẹp và bắt mắt. Nếu bạn đặt một chậu cây trong phòng khách sẽ trông rất “sang chảnh” và cao cấp.
Cây cọ lá tre tượng trưng cho sự tròn trịa, đủ đầy. Ngoài ra, trồng cây cọ lá tre trong nhà sẽ thu hút vượng khí tốt, đuổi những vận khí xấu cho gia chủ, góp phần mang lại sự bình an, thuận hòa trong gia đình. Hơn nữa, loại cây cảnh này có thể hấp thụ rất nhiều khí độc hại, khiến không khí trong nhà trở nên trong lành hơn.
Để chăm sóc cây cọ lá tre, hãy đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng nên tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm cháy lá. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của cọ lá tre là 18 – 28 độ C, nhiệt độ vào mùa đông cần trên 15 độ C.
Cây cọ lá tre thích môi trường ẩm ướt nhưng không ngập úng. Vì thế mỗi lần tưới nước bạn chỉ cần đảm bảo đất có độ ẩm vừa phải, cố gắng tránh để đọng lại nước dưới đáy chậu. Bón phân pha loãng mỗi tháng một lần để thúc đẩy sự phát triển của cây và tăng cường khả năng kháng bệnh.
4. Trầu bà xanh lá lớn
Phòng khách rất thích hợp để đặt một cây trầu xanh lá lớn, loại có trụ ở giữa. Cây có lá to và xanh bóng, nhìn rất cao cấp.
Cây trầu bà xanh có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà rất tốt, đặc biệt là formaldehyde. Điều quan trọng là trầu bà xanh rất dễ trồng.
Cây thích ánh nắng ấm áp, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm cháy lá. Nhiệt độ phát triển thích hợp là 20 – 30 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ trong nhà không được giảm xuống dưới 10 độ C.
Cây trầu bà xanh ưa môi trường ẩm ướt nhưng không thích đọng nước, nên mỗi lần tưới cần đảm bảo tránh để vết nước đọng lại dưới đáy chậu. Đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ cao, chú ý tưới nước nhiều hơn và phun nước thường xuyên để duy trì độ ẩm thích hợp.
Bón phân pha loãng mỗi tháng một lần có thể thúc đẩy cây phát triển và tăng cường khả năng kháng bệnh. Trầu bà lá xanh phát triển nhanh, vì thế bạn cần cắt tỉa lá và cành khô, héo hoặc không khỏe mạnh thường xuyên để duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cây.
Ngoài ra, nên tránh để cây trầu bà lá xanh tiếp xúc lâu với gió lạnh hoặc máy điều hòa, nếu không sẽ làm lá bị héo hoặc cây chậm phát triển.
5. Cây huyết long
Cây huyết long có tuổi thọ cao nên nó tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ và sự trường tồn. Cây huyết long quanh năm xanh tốt, có dáng vẻ uy nghiêm, rất thích hợp để bày trong phòng khách.
Cây huyết long có những yêu cầu nghiêm ngặt về đất và sẽ không phát triển tốt ở đất quá khô hoặc quá ẩm ướt. Với cây huyết long trồng trong chậu, chúng cần được thay chậu mỗi năm một lần vào mùa xuân.
Đất trồng cây nên là đất tơi xốp, màu mỡ, dễ thoát nước và thoáng khí. Bạn có thể trộn đất mốc lá và cát sông thô theo tỷ lệ 1:1, sau đó thêm một ít phân hữu cơ để trồng cây.
Cây huyết long là loại cây ưa nắng, tuy nhiên nó cũng chịu bóng rất tốt và sẽ không chết nếu để trong môi trường tối hơn. Nhưng muốn cây phát triển um tùm thì bạn vẫn cần đặt cây ở môi trường có ánh sáng để thực hiện đầy đủ quá trình quang hợp.
Về tưới nước, mùa xuân và mùa thu là thời kỳ cây huyết long phát triển nhanh, cứ 10 ngày tưới nước một lần. Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, nước bốc hơi nhanh nên bạn cần tưới nước 7 ngày một lần. Vào mùa đông, cây huyết long bước vào thời kỳ ngủ đông thì 10 – 15 ngày tưới nước 1 lần là được.