Nhiều người có thói quen làm đến đâu dọn đến đó, ngay sau khi nấu cơm xong sẽ mang xoong nồi, bát đĩa bẩn đi rửa luôn. Hoặc, một số sẽ mang bát đĩa đi rửa ngay sau khi ăn xong. Đa số ai cũng nghĩ đây là một thói quen tốt, nhưng thực tế không phải vậy.
Nước máy chúng ta thường dùng có nhiệt độ thấp, lạnh. Xoong nồi mới nấu xong đang còn nóng, nếu mang đi rửa ngay dưới nước lạnh thì lợi bất cập hại. Khi đó, nước lạnh sẽ làm giảm dần độ bền của xoong nồi, thậm chí bị nứt vỡ do nguyên lý giãn nở vì nhiệt. Điều này rất dễ xảy ra ở chảo gang, đồ thủy tinh, chảo chống dính,…
Bát đũa ngay sau khi ăn xong cũng vậy. Trong trường hợp bát đĩa đựng thức ăn còn nóng hoặc ấm, bạn cũng không nên rửa ngay kẻo tránh giảm độ bền của nó.
Tốt hơn hết, hãy chờ tối thiểu khoảng 10 – 15 phút sau nữa ăn rồi hẵng đi rửa bát đĩa. Cách làm này giúp những chiếc bát, đĩa đựng đồ ăn nóng nguội dần, hạn chế tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Nhưng sau khi ăn xong, nếu bát đĩa đã nguội, không còn hơi nóng, ấm nữa thì bạn hoàn toàn có thể rửa ngay mà không cần phải chờ đợi.
Một số thói quen sai lầm khi rửa bát đĩa, nên tránh kẻo rước bệnh vào người
- Ngâm bát lâu trong chậu
Không ít người nấu bữa sáng ở nhà nhưng sau đó không rửa ngay mà ngâm trong chậu, đợi chiều tối về ăn bữa tối xong thì rửa luôn một thể. Thậm chí, có một số người còn xếp chồng bát đĩa lại với nhau, đợi vài ngày mới rửa một lần.
Nhưng bất kể lý do là gì, việc ngâm bát lâu trong chậu đều tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sản. Đặc biệt vào mùa hè có nhiệt độ cao, thực phẩm thừa bám trên bát đĩa sẽ bị biến chất và thối rữa trong thời gian ngắn khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
Dữ liệu cho thấy sau khi ngâm bát đĩa trong nước trong 10 giờ, tổng số vi khuẩn tăng lên gấp 70.000 lần số vi khuẩn ban đầu. Vì thế, tốt hơn hết nên rửa bát sạch sẽ ngay sau khi ăn. Nếu có ngâm bát đĩa, không nên ngâm quá 4 tiếng.
- Tiết kiệm nước khi rửa bát
Nhiều người tiết kiệm, không dám sử dụng quá nhiều nước khi rửa bát. Tuy nhiên, điều này có thể không loại bỏ được hết nước rửa chén bám trên bát đĩa. Một khi dùng chúng đựng thức ăn, những hóa chất từ nước rửa chén sẽ theo thực phẩm đi vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.
- Lạm dụng nước rửa chén
Là một sản phẩm tẩy rửa rất thông dụng, nước rửa chén dường như là thứ không thể thiếu trong các gia đình. Nhiều người khi rửa bát thường dùng rất nhiều nước rửa chén mà không biết rằng thói quen này tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho sức khỏe. Bởi, việc sử dụng nhiều nước rửa chén có thể khiến chất tẩy rửa không được rửa sạch và dễ để lại dư lượng hóa chất trên bát đĩa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Cất bát đĩa vào tủ ngay sau khi rửa
Nhiều người cất bát đĩa vào tủ ngay sau khi rửa mà không lau khô mà không biết rằng việc này không hề đảm bảo an toàn vệ sinh. Độ ẩm của đũa gỗ sau khi rửa rất cao, nếu lúc này không được sấy khô mà đặt trong môi trường tối và ẩm ướt thì rất có khả năng sinh ra một lượng lớn nấm mốc, thậm chí sinh ra aflatoxin, có hại cho cơ thể con người.
Vì vậy, bát đĩa, đũa phải được lau khô hoặc sấy khô trước khi cho vào tủ.