Ngày nay, nhiều người thích trồng cây cảnh trong nhà để trang trí, thanh lọc không khí cũng như thư giãn, giảm stress. Nhiều người thích cây cảnh nhưng lại không nhiều người biết chăm sóc cây cảnh thực sự.
Tại sao mọi người nhiệt tình chăm cây, nâng niu hết sức mà vẫn trở thành "kẻ sát cây"?
Yêu cây chưa chắc đã nuôi được cây đâu, bạn phải học hỏi kiến thức về cây cảnh. Dưới đây là 8 sai lầm thường gặp của một người yêu cây cảnh nhưng chăm sóc nhiệt tình cây vẫn còi cọc và chết.
Hiểu lầm 1: Chỉ cần dội cho mỗi chậu cây cảnh 1 ít nước là đủ
Bạn cho rằng sáng sáng chỉ cần cầm 1 muôi nước và tưới cho mỗi chậu hoa một ít nước là đủ?
Sai rồi!
Việc tưới nước cho cây cảnh là ưu tiên hàng đầu trong việc trồng hoa, cây cảnh nhưng phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc “không khô không tưới, khi tưới phải tưới đẫm nước”.
Để "đo" nhu cầu nước của cây, nếu bạn không thông thạo có thể lấy một chiếc đũa tre, cắm vào chậu đất sâu khoảng 3-5 cm. Nếu thấy đũa khô thì tưới đẫm nước, nếu đũa ướt thì chưa phải tưới.
Hiểu lầm 2: Mùa hè nên tưới nước cho cây cảnh vào buổi trưa để hạ nhiệt cho cây
Sắp đến là mùa hè nắng nóng, nhiều bạn nghĩ buổi trưa quá nóng, cây cảnh có thể bj héo nên tưới nước để giảm nhiệt cho cây.
Sai rồi.
Việc tưới nước vào buổi trưa khi nhiệt độ cao sẽ làm nhiệt độ đất giảm xuống, quá trình hút nước sẽ chậm. Điều này làm cho lá hoa và cây chuyển sang màu vàng hoặc đất sẽ bị chai cứng dễ dàng, rễ cây sẽ bị thối.
Thời điểm tưới nước lý tưởng là 10 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều.
Hiểu lầm 3: Cây cảnh không cần lau lá, làm sạch vào buổi tối
Nhiều bạn về nhà thường "tưới tắm" cho cây cảnh một trận tưng bừng để cây mát mẻ, sạch sẽ. Nhưng điều này làm hại cho cây.
Vì buổi tối lá cây không quang hợp, nếu lá cây có giọt nước đọng trên lá dễ gây thối lá, phát sinh bệnh và côn trùng sâu bệnh.
Do đó, nếu bạn chăm chỉ tưới cây cảnh thì hãy đợi sáng hoặc trưa mới tưới, không nên “siêng năng” buổi tối.
Hiểu lầm 4: Đổ bã trà lên cây cảnh sẽ tốt
Việc đổ bã trà, nước trà thừa thậm chí cả nước canh vào chậu cây cảnh là một sai lầm "chết người". Việc ẩm ướt và có "đạm" dễ thu hút côn trùng, đồng thời làm cho đất có mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.
Cây cảnh bị có côn trùng gây bệnh đương nhiên khó mà sống tốt.
Hiểu lầm 5: Bón nhiều phân thì cây cảnh sẽ tốt
Nhiều người nghĩ cây cối hoa lá phát triển nhanh trong mùa xuân hè nên bón phân bừa bãi .Việc bón phân quá nhiều có thể làm thối lá hoặc chết hoa, chết cây (rễ bị cháy vì... bổ quá), dù là mùa nào đi chăng nữa.
Việc bón phân cho cây cảnh phải tuân theo nguyên tắc “bón thưa, bón chuyên cần”.
Hiểu lầm 6: Bón thúc để cây cảnh nhanh lớn
Nhiều người nghĩ rằng cây cảnh mình chăm chậm lớn là do bón phân không đủ nên bón thúc liên tục nhưng càng bón thì cây cành còi cọc và cuối cùng "chết cháy".
Đó là vì bạn nghĩ sai rồi. Nguyên nhân khiến cây nhỏ không đơn giản là thiếu chất dinh dưỡng mà có thể còn do chậu quá chật, đất có vấn đề. Bạn cần thay chậu, thay đất cho cây rồi mới bón thúc.
Hiểu lầm 7: Đặt cây cảnh cạnh TV để ngăn bức xạ
Để ngăn bức xạ, bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều người đặt chậu cây lớn cạnh TV. Nhưng điều này là sai lầm. Bức xạ của TV rất hạn chế, không cần phải ngăn cản.
Nhưng cây cảnh nếu đặt cạnh TV lâu ngày chịu bóng râm lâu, chịu hơi nóng từ TV có thể dễ chết.
Hiểu lầm 8: Cây cảnh ưa bóng râm chỉ cần đặt trong nơi tối tăm, phòng kín cũng không sao
Cây cảnh dù chịu bóng râm đến đâu nếu đặt trong bóng tối lâu ngày cũng sẽ chết. Vi cây cần quang hợp, cây ưa bóng râm cần ít ánh sáng hơn các loài cây khác chứ không phải hoàn toàn không cần ánh sáng để quang hợp.
Do đó, dù bạn trồng loài hoa, cây cảnh nào thì cũng phải mở cửa sổ để không khí lưu thông, tốt cho hoa và sức khỏe của chúng ta. Đồng thời thỉnh thoảng nên để chúng ra ngoài ánh sáng dịu nhẹ, vừa đủ.
Vì vậy, muốn cây cảnh phát triển tốt thì bạn phải tránh “8 hiểu lầm lớn” nói trên, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc về tưới nước và bón phân.