Sử dụng những hộp lớn để chứa đồ và dán nhãn để phân biệt
Những hộp chứa bằng nhựa kích thước lớn bạn có thể mua ở bất kì cửa hàng bán đồ bếp nào. Dán nhãn để phân biệt các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản và xếp gọn gàng trên giá.
Để các thực phẩm giống nhau cùng một chỗ
Đặt những thứ như gia vị, đồ trộn salad và bánh sandwich trong những thùng có nhãn. Cân nhắc chọn thùng lưu trữ và thùng chứa có tay cầm để làm cho những vật dụng này dễ dàng lấy ra khỏi tủ lạnh và mang đến khu vực chuẩn bị ăn uống.
Ngăn đông
Tìm hiểu kỹ về thời gian bảo quản được từng loại nguyên liệu trong ngăn đông. Chất đạm có thể trữ đông lâu nhất 6 tháng. Sau khi mua các thực phẩm tươi sống, giàu đạm như tôm, cá, nên sơ chế sạch sẽ rồi mới đặt vào hộp.
Chia các phần thực phẩm ra đủ dùng cho một bữa ăn, rồi bỏ vào các hộp lưu trữ, tránh trường hợp lấy ra dùng thừa rồi bỏ vào cấp đông trở lại.
Các khay nước đá cần phải để trong khoang riêng tránh nước đá bị nhiễm bẩn và có mùi.
Phần cánh tủ
Đây là nơi được dành riêng cho các sản phẩm có chất bảo quản tự nhiên ít bị hỏng như mayonnaise, tương ớt hay nước hoa quả..., bởi đây luôn là phần nóng nhất của tủ lạnh. Các loại khác như trứng và các sản phẩm từ sữa thì đây không phải là nơi thích hợp.
Lên danh sách những thực phẩm đã hết và cần mua
Kiểm tra tủ thường xuyên và lên danh sách những thực phẩm đã hết, thực phẩm cần mua bổ sung. Thao tác này giúp các bà nội trợ không còn đau đầu khi mua đồ mới và quên mua những đồ đã hết.
Luôn sắp xếp đồ ăn nhẹ ở phía trước trung tâm tủ lạnh
Lưu trữ những loại thực phẩm được sử dụng nhiều ở phía trước để bạn có thể dễ dàng lấy ra cho cả nhà ăn. Bạn cũng có thể thấy rằng đồ ăn nhẹ làm sẵn trong các hộp dễ mở rất hữu ích để kiềm chế cơn thèm của bạn như các loại trái cây, rau củ tươi được rửa sạch, sẵn sàng để ăn bỗng trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Hộc tủ
Hộc tủ này là nơi lý tưởng nhất để bảo quản rau tươi ngon lâu dài vì đây là nơi có nhiệt độ vừa phải thích hợp bảo quản rau nhưng đối với rau củ ăn dở như cà chua, dưa leo bạn nên để riêng ở ngăn cửa vì như vậy bạn sẽ dễ nhớ mỗi lần mở tủ và sử dụng ngay.
Những lưu ý khi bảo quản thức ăn:
- Không nhồi nhét thực phẩm vào tủ lạnh: Việc nhồi nhét thức ăn có thể chặn bộ phận làm lạnh, do đó cản trở quá trình bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
- Xếp đồ ăn mới phía sau các loại đồ ăn cũ: Đây là qui tắc không chỉ được áp dụng trong nhà bếp mà còn cả trong tủ lạnh nữa. Hãy ưu tiên những món đồ ăn có hạn sử dụng gần hơn để tránh lãng phí thực phẩm và tiền bạc.