Bố trí ổ cắm điện trong nhà, đặc biệt trong căn bếp một cách khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và trang trí ngôi nhà. Nó không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn cũng như giúp người dùng dễ dàng sử dụng, sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
Bao nhiêu ổ cắm trong phòng bếp là đủ?
Phòng bếp là nơi cần nhiều ổ cắm, công tắc hơn bất cứ phòng nào trong nhà. Bởi các thiết bị bếp như tủ lạnh, bếp điện, máy hút mùi, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện… đều cần ổ cắm. Thậm chí, nhiều gia đình còn có cả máy rửa bát đĩa, máy trộn, máy xay sinh tố, máy xay cà phê, pha cà phê… và hàng tá các thiết bị lặt vặt khác, tất cả đều cần nguồn điện để hoạt động.
Chính vì vậy việc suy nghĩ về cách bố trí mạch điện và ổ cắm vô cùng quan trọng bởi nếu không sắp xếp chúng hợp lý, bạn sẽ phải đau đầu khi muốn sử dụng nhiều đồ gia dụng cùng một lúc hoặc phải rút phích cắm của các ổ cắm khác để thay nhau nấu ăn hoặc đun nước. Vì vậy, khi trang trí và làm nội thất, ổ cắm trong bếp bạn nên chú ý những điều sau:
Phòng bếp có bao nhiêu ổ cắm là đủ?
Trong căn bếp, cần có ít nhất 5 ổ cắm cho các thiết bị sử dụng điện liên tục. 5 - 6 ổ cắm nằm ở vị trí vừa và cao để có thể lắp đặt các thiết bị như nồi cơm điện, bếp nấu, máy hút mùi, tủ lạnh....
Cần có ít nhất 5 ổ cắm trong bếp. (Ảnh minh họa)
Chiều cao ổ cắm
Ổ cắm điện trong bếp nên cách sàn một khoảng 130cm và cách bếp nấu tối thiểu 50cm.
(Ảnh minh họa)
Vị trí lắp ổ cắm
Các chuyên gia thiết kế khuyên rằng nên đặt ổ điện hoặc ổ cắm ở trong tủ hoặc khu vực riêng để đảm bảo chúng không dễ bị thấm nước và có thể ngụy trang để không ảnh hưởng đến vẻ đẹp chung của nhà bếp.
Vì lý do an toàn, ổ cắm không được gần bồn rửa, và không được lắp đặt nơi nước bắn vào. Cũng không nên lắp các ổ cắm xung quanh bếp gas, gần nguồn lửa sẽ có nguy cơ cháy, dầu bắn vào rất khó lau chùi.
Không đặt ổ cắm ở gần bồn rửa, bếp ga. (Ảnh minh họa)
Cách sắp xếp ổ cắm trong phòng bếp
- Một số thiết bị gia dụng lớn và thường được sử dụng sẽ không di chuyển khi chúng đã được cố định ở vị trí, chẳng hạn như quạt hút, máy hút mùi, tủ lạnh, bình đun nước nóng, nồi cơm điện và lò vi sóng nên sắp xếp vị trí trước khi trang trí và lắp đặt ổ cắm ở những vị trí tương ứng với nhau.
- Xác định những thiết bị nào được đặt trong tủ, chẳng hạn như máy rửa bát, tủ khử trùng và lò nướng. Đặt ổ cắm ở những vị trí thích hợp trong tủ. Lưu ý rằng một số ổ cắm của thiết bị không thể lắp ở mặt sau mà nên đặt trước hoặc ở bên.
- Nên lắp một hộp ổ cắm dự phòng trong bếp, để đặt máy lọc nước hoặc dụng cụ bỏ rác dưới bồn rửa.
Có 2-3 ổ cắm dành riêng cho máy ép trái cây, máy nướng bánh mì, máy pha cà phê, ấm điện,... trên quầy.
- Ngoài ra còn có 2-3 ổ cắm dành riêng cho máy ép trái cây, máy nướng bánh mì, máy pha cà phê, ấm điện,... trên quầy, những thiết bị nhỏ này sẽ không được sử dụng cùng một lúc và không cần phải cắm chung một ổ.
- Với tủ lạnh, ổ cắm nên bố trí ở phía sau. Nếu bạn đặt lò vi sóng trên tủ lạnh thì ổ cắm cho lò vi sóng cũng được đặt ở phía sau tủ lạnh.
- Cần có đường dây riêng và ổ cắm riêng cho bếp điện.
Cách lựa chọn ổ cắm
Đối với các thiết bị được sử dụng thường xuyên như lò vi sóng, máy hút mùi và nồi cơm điện, bạn hãy mua ổ cắm có công tắc thay vì thường xuyên rút phích cắm. Bạn cũng nên mua ổ cắm có hộp chống thấm nước gần bồn rửa và bếp để tránh vết dầu hoặc nước bắn vào.
(Ảnh minh họa)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ổ cắm. Ổ cắm nâng nhúng có thể giấu dưới mặt bàn và kéo lên khi cần thiết. Ổ cắm này có thể chống thấm, chống dầu mỡ, cũng có thể lắp đặt sau khi trang trí, bạn chỉ cần một ổ cắm dành riêng dưới gầm tủ và một lỗ trên mặt bàn.
Ngoài ra còn có ổ cắm thanh trượt dễ dàng tháo lắp, được thiết kế tinh xảo, cao cấp và làm từ hợp kim nhôm xước nguyên thủy cao cấp không sơn nên không bị trầy có thể phù hợp với nhiều không gian nội thất. Ổ cắm này có thể thay thế ổ cắm thông thường vì có khả năng chống nước vượt trội.
Ổ căm thanh trượt. (Ảnh minh họa)