Con trai anh Nguyễn Văn An (Hà Nội) mới đi học lớp 2, nhưng không ngày nào mà vợ anh không ca cẩm vì con học dốt, suốt ngày bị cô giáo phê bình trong sổ liên lạc điện tử. Còn vợ chồng anh thì làm ăn khó khăn nên gia đình lúc nào cũng trong cảnh thiếu trước, hụt sau dù rất cần mẫn, chăm chỉ.
Cho tới khi có ông bác vốn là thầy phong thủy tới chơi, vừa khen con trai anh có gương mặt thông minh, thì vợ anh òa lên kể tội "học dốt" của con.
Bàn học nếu buộc phải kê ở cửa sổ thì chọn loại có tấm che quá tầm mắt để trẻ tập trung hơn. Ảnh minh họa.
Phòng học không chật, không rộng quá
Theo các nhà phong thủy, phòng học của trẻ không nên chọn quá rộng, vì sẽ loãng khí, trẻ không tập trung học được. Nhưng cũng không nên chọn quá nhỏ bởi sẽ làm không khí trong phòng bí bức, khó chịu.
Phòng học cần có không khí lưu thông, ánh sáng chan hòa. Nếu ánh sáng tự nhiên kém thì dùng thêm đèn điện chiếu sáng.
Tường sau lưng ghế có thể treo tranh khuê văn các.
Về yếu tố bổ trợ phong thủy thì nên đặt vài cây xanh ở cung Văn xương, hoặc cung Thiên lộc.
Bàn học nên đặt tại cung Văn xương là tốt nhất. Ảnh minh họa
Vị trí bàn học Bàn học nên đặt tại cung Văn xương (tính theo can ngày sinh, hoặc năm sinh) - hơi rắc rối cho người không biết phong thủy, do đó cần phải nhờ thầy phong thủy tính toán hộ. Nhưng có thể tóm tắt như sau:
Người có năm sinh, hoặc ngày sinh can Giáp thì đặt bàn học tại Đông Nam (cung Tỵ).
Người can Ất thì đặt tại chính Nam, cung Ngọ.
Người can Bính, Mậu thì đặt tại Tây Nam, cung Thân.
Người can Đinh, Kỷ thì đặt tại chính Tây, cung Dậu.
Người can Canh thì đặt tại Tây Bắc, cung Hợi.
Người can Tân thì đặt tại chính Bắc, cung Tý.
Người can Nhâm thì đặt tại Đông Bắc, cung Dần.
Người can Quý thì đặt tại chính Đông, cung Mão.
Cung Văn xương hiệu quả hơn cả, nhưng nếu không thể kê bàn học ở vị trí thì dùng Thiên lộc, Quý nhân (theo Tứ trụ) để đặt (cách này cũng dùng can năm sinh, ngày sinh để xác định). Vì phải tính toán, nên người không biết, không thạo tính toán thì nên mời thầy phong thủy xem giúp vì rất dễ bị nhầm.
Thầy phong thủy sẽ tính được vị trí đẹp đặt bàn học tốt. Ảnh minh họa.
Các thầy phong thủy sẽ tính được các cặp sao tốt, những vị trí đẹp, nơi cát địa dùng làm văn bút, thư phòng. Đặt bàn học ở vị trí phong thủy tốt trong nhà thì đầu óc tinh thông, thi đâu được đấy, học hành thông tuệ...
Nhiều trường hợp bàn học đặt trong phòng ngủ của trẻ thì sẽ chia theo giới tính, thứ bậc và bát quái ngũ hành rồi có thể phân phòng theo cách sau:
Cha phòng Tây Bắc,
Mẹ phòng Tây Nam,
Trai cả phòng chính Đông,
Chị cả phòng Đông Nam,
Trai út phòng Đông Bắc,
Gái út phòng chính Tây,
Trai thứ phòng chính Bắc,
Gái thứ phòng chính Nam.
Từ các phòng đó lại tiếp tục phân cung tìm cung Văn xương, hay Quý nhân, Thiên lộc để kê bàn học, bàn làm việc.
2. Hướng bàn học
Chọn hướng bàn học cần chú ý:
- Không nên chọn phía sau lưng ghế có lối đi lại thì sẽ tán khí, gây mất tập trung.
- Không để bàn nhìn ra cửa sổ, tuy mát mắt dễ chịu nhưng sẽ tạo thành thế "vọng không", kết quả cuối cùng bất toại.
- Bàn cũng tránh nhìn thẳng ra cửa, phong thủy gọi đó là "xung môn", ảnh hưởng đến kết quả học hành của trẻ.
Hướng bàn học tốt là sao cho lưng tựa vào tường là tốt nhất. Nên chọn hướng có ngũ hành khuyết thiếu. Cụ thể:
Người thiếu Thủy thì nên đặt bàn sao cho khi ngồi thì mặt nhìn về phía Bắc.
Người khuyết Mộc nhìn về phía Đông hoặc Đông Nam.
Người khuyết Hỏa nhìn về phía Nam.
Người khuyết Kim nhìn về phía Tây, hoặc Tây Nam.
Người khuyết Thổ nhìn về phía Tây Nam, hoặc Đông Bắc.
Để biết ngũ hành khuyết thiếu gì cũng phải có sự tính toán theo Bát tự, Phong thủy, Dịch lý, hoặc ít nhất cũng phải biết chút phong thủy để dùng phần mềm để tra cứu.
Lưu ý:
- Bàn học nên thay đổi hàng năm để tránh sao Thái Tuế và Ngũ hoàng Đại sát hung hại.
- Mặt bàn học phía trước cần sáng sủa, sạch sẽ để thu nạp sinh khí lành. Không nên để đồ đạc quá nhiều, quá cao, cản trở tầm nhìn và không gian học tập.
- Độ rộng bàn học vừa phải để tụ khí, tụ năng lượng. Trên mặt bàn có thể đặt vật phẩm như tháp Văn xương, Khuê văn các... để giúp cho trí tuệ tăng trưởng, thần trí tập trung, học tập thuận lợi.
Ghế ngồi học không nên dùng ghế xoay. Nên chọn ghế gỗ, ghế inox, ghế nhụa... 4 chân, hoặc có chân quỳ chắc chắn để trẻ có cảm giác nghiêm túc khi học hành và không gây hại cho xương sống.