Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất”

Chỉ cần dùng dây thép nhỏ hoặc đồng quấn quanh miệng chum, đừng chặt quá, tiếp đó luồn dây vào vòng thép đó rồi quấn quanh gốc, níu 3-4 phía là cành ở giữa chum, đổ đầy nước là chum vững chắc.

Cành hoa đào tươi thắm là biểu tượng của sự may mắn, niềm tin yêu vào một năm mới hạnh phúc bình an trong Tết cổ truyền của người Việt Nam từ bao đời nay, đặc biệt là người dân xứ Bắc. Tuy nhiên, với các cành to, dáng huyền nhiều người băn khoăn không biết làm sao để cành đứng thẳng, không đổ bình.

Mới đây chị Mỹ An (Hà Nội) - 1 người có nhiều kinh nghiệm cắm hoa, nhất là các loại hoa Tết như đào, lê, tuyết mai... tiết lộ cách chị thường áp dụng mỗi khi cắm đào. Với cách cắm mới này dù cành to, dáng đổ mà không cần dây níu ngọn, đóng đinh hay khoan tường chị vẫn giữ được thế rất đẹp của cành đào.

Theo đó, chỉ cần dùng dây thép nhỏ hoặc đồng quấn quanh miệng chum, đừng chặt quá, tiếp đó luồn dây vào vòng thép rồi quấn quanh gốc, níu 3-4 phía là cành ở giữa chum, đổ đầy nước là chum vững. Khi thay nước cần có người giữ cành.

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 1

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 3

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 4

Chị Mỹ An dùng dây thép để chẳng cành đào.

Chị Mỹ An cho biết, bên cạnh việc dùng dây để giữ miệng chum và cành cho vững thì việc có điểm dựa, điểm níu cành cũng là yếu tố giúp bình đào dù to cỡ nào cũng “cân tất”.

Không chỉ đào mà bất cứ loại hoa nào nếu muốn bền và tươi lâu cũng cần phải dưỡng. Mẹ Hà Nội cho rằng để hoa đào được bền và đẹp khi cắm nên cưa vát gốc để cành hút nước được tốt nhất, cắm vào bình có pha thêm dung dịch dưỡng hoa.

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 5

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 6

Với các hoa khác, nên pha theo hướng dẫn trên bao bì, hoa đào hay hoa thân gỗ nên pha loãng bằng ½ so với hướng dẫn nếu hoa đang nhiều hoặc khi vừa bứt hoa cũ đi, chờ lứa hoa mới. Khi thay nước định kỳ thì nên pha loãng 5 thậm chí 10 lần. Cứ 5-7 ngày thay nước 1 lần, khi thay nên rửa sạch vết cắt, thường nhựa đào chảy ra sẽ bít đường hút nước làm hoa nhanh hỏng.

Cũng theo chị Mỹ An, hết lứa hoa có thể tuốt hết bông héo đi, thay nước mới vẫn có thêm lượt hoa nữa chỉ là bông nhỏ, ít và nhạt màu hơn. Với chum cắm hoa to, mọi người nên dùng một dây nhựa hút nước ra. Theo cách này, mỗi cành đào cắm chơi vào dịp tết có thể tươi cả tháng, ngắm hoa rồi đến lộc.

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 7

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 8

Với các loại hoa than mềm như hồng, cúc… trước đây không có nước dưỡng hoa, chị Mỹ An pha một chút nước rửa bát vào nước cắm hoa, nguyên tắc không để nước trong bình cắm hoa có mùi thối, hoa sẽ tươi đẹp lâu hơn.

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 9

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 10

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 11

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 12

Chỉ một dây thép, mẹ Hà Nội tiết lộ cách dựng cành đào Tết to cỡ nào cũng “cân tất” - 13

Theo chị Mỹ An, hết lứa hoa có thể tuốt hết bông héo đi, thay nước mới vẫn có thêm lượt hoa nữa chỉ là bông nhỏ, ít và nhạt màu hơn.

Chi tiền triệu săn đào huyền về chơi Tết, mẹ Việt tiết lộ cách cắm không lo đổ gục
Theo Bình An (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)