Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên

Cô gái cho biết cây đã leo gần đến tầng hai, dự đoán trong năm nay có thể leo đến nơi. Khi đó sẽ làm dây dẫn để hoa phủ kín ban công tầng hai, chỉ tưởng tượng thôi cô đã thấy mê mẩn.

Mỗi năm vào mùa xuân hè chính là thời điểm hoa hồng leo đua nhau nở rộ. Vào đầu hè, chúng rất dễ tạo nên cảnh tượng hoa nở không thấy lá.

Mới đây, một cô gái ở Thiên Tân (Trung Quốc) đã chia sẻ hình ảnh giàn hoa hồng leo của nhà mình đang vào độ rực rỡ. Hoa nở quá nhiều, màu sắc quá đẹp, khiến nhiều người không khỏi trầm trồ ghen tị.

Bức tường hoa hồng leo của nhà cô gái.

Bức tường hoa hồng leo của nhà cô gái.

Cô gái chia sẻ: "Trải qua 3 năm nắng mưa, năm nay 2 cây hoa ở nhà cuối cùng cũng đạt tới trạng thái bùng nở. Mọi người nhìn thử xem, có thể gọi là giàn hoa hồng leo đẹp nhất không?"

Ngay khi bài viết được đăng tải, lập tức nhận được vô số bình luận và lượt thích. Một cư dân mạng thốt lên: "Wow, sự phú quý ngập trời cuối cùng cũng đến với nhà bạn, choáng ngợp thật đấy, đẹp quá đi thôi!"

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 2

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 3

Được biết, một trong 2 cây là giống hoa hồng Davinci, thuộc loại hoa hồng leo nhỏ. Cây còn lại là hoa hồng tường vy, hoa nhỏ hơn Davinci một chút nhưng màu sắc rực rỡ, hoa nhiều.

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 4

Sau khi chia sẻ, rất nhiều người hỏi cô về cách trồng và chăm sóc loài hoa này, dẫn dây kiểu gì để hoa leo lên như vậy. Cô gái cũng không giấu nghề, thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Thật ra, việc tạo hình cho hoa hồng leo chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: dẫn dây, kéo căng và cắt tỉa. Tốt nhất nên bắt đầu từ khi cây còn nhỏ, kiên nhẫn uốn nắn dần theo sở thích của mình”.

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 5

Phương pháp tạo hình hoa hồng leo:

- Lên kế hoạch dẫn dây từ khi còn là cây con

Ví dụ như hoa hồng Davinci và hồng tường vy, khi còn nhỏ có thể dùng dây kẽm mỏng hoặc dây mềm, nhẹ nhàng cố định cành theo hướng mong muốn trên giàn hoặc lưới. Khi cố định cần cẩn thận vì cành còn non, dễ bị gãy.

Khi cây lớn dần, cành sẽ dài và khỏe hơn. Lúc đó cần điều chỉnh cách dẫn dây tùy theo thực tế. Nếu muốn dẫn theo phương ngang, có thể dùng dây kẽm to hoặc que tre, cách một đoạn lại cố định một lần, giúp cành phân bố đều, có không gian phát triển và nở hoa.

Nếu muốn cây leo lên cao, như để hoa hồng tường vy phủ kín ban công tầng hai, có thể lắp các thanh ngang hoặc lưới cố định lên tường, dùng dây buộc nhẹ cành vào. Cứ vài ngày lại kiểm tra, nếu cành lệch khỏi hướng định sẵn thì chỉnh lại ngay.Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 6

- Kéo căng

Khi cành phát triển đến một mức nào đó, có thể vì trọng lượng hoặc hướng phát triển khiến cành bị cong hoặc rủ xuống. Lúc này cần dùng tay nhẹ nhàng kéo thẳng cành, hướng về phía mong muốn.

“Kéo căng phải làm từ từ, tránh dùng lực mạnh dễ làm gãy cành. Nên chia ra nhiều lần, mỗi lần kéo một chút để cây quen dần với hướng mới”, cô gái nói.Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 7

- Cắt tỉa

Trong quá trình sinh trưởng sẽ xuất hiện những cành yếu, bệnh hoặc giao nhau, những cành này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tiêu tốn dinh dưỡng. Cần mạnh dạn cắt bỏ.

Những cành mọc quá mạnh cũng nên cắt tỉa điều chỉnh, để kiểm soát hướng và tốc độ phát triển, giúp toàn cây có hình dáng hài hòa hơn.

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 8

Kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng leo:

- Ánh sáng đầy đủ

Hoa hồng leo ưa nắng. Nếu để trong bóng râm lâu ngày, cây dễ vươn dài, ít hoa, dễ mắc bệnh. Cần đảm bảo mỗi ngày có ít nhất 6 giờ nắng trực tiếp, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, khi cây bắt đầu đâm chồi và nở rộ, ánh sáng sẽ giúp cây phân hóa mầm hoa, hoa thơm và đậm màu hơn.

- Đất và phân bón

Rễ cần đất tơi xốp, thoáng khí. Gợi ý dùng hỗn hợp lá mục, đất vườn và đá trân châu theo tỉ lệ 4:3:1. Lót lớp sỏi nhẹ dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước.

Mùa sinh trưởng nên bón phân tổng hợp mỗi tháng một lần. Trước kỳ ra hoa thì chuyển sang phân lân-kali (ví dụ như Huaduoduo số 2) để kích thích ra hoa.

Mùa đông cây ngủ, có thể chôn phân hữu cơ đã ủ hoai (như phân dê, bột xương) để chuẩn bị dinh dưỡng cho năm sau. Lưu ý bón phân loãng, chia nhỏ lần, tránh cháy rễ.

Cô gái khoe giàn hoa hồng leo 3 năm tuổi, cây nở trăm bông một lúc, đẹp như xứ sở thần tiên - 9

- Tưới nước

Nên tuân theo quy tắc khô thì tưới, ướt thì ngừng. Mùa xuân và mùa thu tưới 3–5 ngày/lần, mùa hè nóng nên tưới sáng và tối, mùa đông thì giảm lượng nước, giữ đất hơi ẩm.

Khi tưới nên tránh làm ướt hoa, tránh úng thối. Nếu trời mưa kéo dài thì cần có phương án thoát nước, thậm chí làm mái che nếu cần.

- Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh phổ biến của hoa hồng là phấn trắng, đốm đen, có thể phòng bằng thuốc mancozeb định kỳ. Sâu hại như rệp, nhện đỏ nên dùng thuốc imidacloprid hoặc abamectin để xử lý kịp thời.

Hằng ngày có thể treo bảng vàng để bắt rệp, hoặc nuôi thiên địch như bọ bắt mồi để kiểm soát nhện đỏ. Vào mùa hè nóng ẩm, cần tăng thông gió, giảm nguy cơ phát bệnh.

Mẹ đảm trồng loại cỏ dại mọc đầy đường làm cảnh, ai ngờ lại thành cây cảnh đắt giá được săn lùng