Sự khác biệt dễ nhận biết nhất giữa nồi cơm điện cơ và điện tử là nồi cơm điện tử phức tạp hơn hẳn nồi điện cơ. Nồi điện cơ chỉ thích hợp nấu cơm hằng ngày, trong khi nồi điện tử có thể dùng để nấu nhiều món ăn khác như cháo, súp, nướng bánh …
Nồi điện tử có trang bị màn hình tinh thể lỏng hiện đại, có các tính năng vượt trội như hẹn giờ nấu, hẹn giờ hâm nóng…, trong khi nồi điện cơ chỉ có một nút bấm "Cook" và "Warm".
Tuy nhiên nhược điểm của nồi cơm điện tử đa số giá thành đắt đỏ hơn, to hơn (nếu ăn ít nấu sẽ không phù hợp) và thời gian nấu lâu hơn. Đặc biệt, với nồi điện tử cần cẩn thận khi chùi rửa để tránh làm hỏng các vi mạch điện tử và màn hình tinh thể lỏng.
Những điều cần biết khi sử dụng nồi cơm điện tử:
Ảnh minh họa
- Không để nồi ẩm ướt
Sau một thời gian sử dụng, nồi cơm điện tử rất dễ dính cặn bẩn hoặc bị ẩm do thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy cần thường xuyên lau chùi mới làm cho các vị trí tiếp nhiệt sẽ hoạt động tốt, nồi cơm bền, đẹp.
- Tuyệt đối không dùng nồi để chiên xào
Chức năng của nồi cơm chủ yếu là để nấu cơm, ngoài ra bạn có thể dùng để ninh hoặc hầm thức ăn. Tuy nhiên tuyệt đối không làm các món chiên, xào bởi nhiệt độ tối đa của nồi cơm điện tử là 100 độ C. Nếu chiên xào, rơ le nhiệt sẽ nhảy thường xuyên, người dùng phải ấn rơ le nhiệt liên tục, thao tác này cực kì có hại cho nồi cơm điện tử.
- Không được vo gạo trực tiếp vào lòng nồi
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho gạo vào nồi rồi vo trực tiếp. Tuy nhiên, việc vo gạo bằng lòng nồi sẽ làm bong hết lớp chống dính, cơm sau đó sẽ bị dính vào lòng nồi, sinh ra cháy và làm mất độ ngon của cơm.
Lưu ý: Cần lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào bếp nấu. Khi đặt nồi cần đặt cân đối vào giữa để nồi tiếp nhiệt đều. Nếu đặt nồi bị lệch, công suất từ rơ le nhiệt sẽ không phát huy tối đa.