Giấm trắng là “nước tiên" để trồng hoa, tưới một chút chồi non sẽ mọc điên cuồng, không bao giờ lo thối rễ

Nhiều người biết giấm trắng tốt cho hoa và cây cảnh, nhưng bạn có biết rõ thứ nước chua này có tác dụng gì không?

Trồng hoa, cây cảnh cần phải chú trọng tới bộ rễ, chỉ khi bộ rễ phát triển mạnh mẽ thì cành lá mới có thể sinh sôi nảy nở và hoa mới nở liên tục được. Vậy làm thế nào để dưỡng bộ rễ của hoa? 

Chúng ta đều biết rằng phần lớn hoa và cây cối đều thích sinh trưởng trong môi trường hơi chua, nếu không đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây thì cây sẽ bị vàng lá, thối rễ và không ra hoa. Muốn nuôi dưỡng bộ rễ khỏe mạnh thì bạn cần bắt đầu từ đất, tiền đề là đảm bảo tính thẩm thấu và độ phì nhiêu của đất. Hơn nữa thỉnh thoảng cần bổ sung cho chúng một chút “nước tiên”- đó chính là giấm trắng. 

Giấm trắng là “nước tiênamp;#34; để trồng hoa, tưới một chút chồi non sẽ mọc điên cuồng, không bao giờ lo thối rễ - 1

Những tác dụng của giấm trắng với cây trồng

- Cân bằng độ pH của đất

Giấm có chứa một lượng nhỏ axit axetic, có thể cân bằng hiệu quả giá trị pH của đất, ngăn ngừa đất bị nén chặt, có lợi cho sự phát triển của bộ rễ, rễ không dễ bị thối rữa, nhờ đó cây sẽ phát triển tươi tốt, hoa nở rộ. Phương pháp sử dụng là pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1: 500 rồi tưới cho hoa. 

- Tăng cường khả năng kháng bệnh của cây trồng

Giấm trắng còn có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh ở cây trồng. Ví dụ như khi hoa hồng bị bệnh phấn trắng, đỗ quyên bị đốm đen,... bạn có thể pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:300 rồi cho vào bình xịt, phun lên lá. Chỉ sau 2 lần bạn sẽ thấy mầm bệnh bị tiêu diệt. Ngoài ra, thường xuyên làm việc này còn có tác dụng phòng bệnh cho cây rất tốt. 

Giấm trắng là “nước tiênamp;#34; để trồng hoa, tưới một chút chồi non sẽ mọc điên cuồng, không bao giờ lo thối rễ - 3

- Khắc phục tình trạng vàng lá

Hiện tượng vàng lá rất phổ biến ở những loại cây như hoa trà, đỗ quyên, cẩm tú cầu, cây dành dành, hoa nhài, hoa hồng, trầu bà... Lúc này bạn có thể pha giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:300 rồi phun lên lá. Lưu ý nên phun trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. 10 ngày phun một lần, sau 2-3 lần lá sẽ xanh bóng mượt như bôi mỡ, căng tràn sức sống. 

- Thúc đẩy sự phát triển của rễ và giúp quang hợp tốt hơn

Vì giấm có thể điều chỉnh độ axit và độ kiềm của đất, đồng thời chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng nên có thể thúc đẩy sự phát triển của rễ tốt hơn. Không chỉ vậy, giấm cũng có thể tăng cường quá trình trao đổi chất của thực vật, thúc đẩy sinh trưởng, hỗ trợ quá trình quang hợp và tăng hàm lượng chất diệp lục trong lá, ngăn ngừa tình trạng vàng lá. 

Giấm trắng là “nước tiênamp;#34; để trồng hoa, tưới một chút chồi non sẽ mọc điên cuồng, không bao giờ lo thối rễ - 4

- Khử mùi hôi của phân bón hữu cơ

Nhiều người thích sử dụng một số loại phân bón hữu cơ, chẳng hạn như phân chuồng, phân ủ từ rau củ, rác thải nhà bếp… Những loại phân này thường có mùi hôi khó chịu. Lúc này bạn có thể pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:300 rồi tưới vào chậu hoa, có tác dụng che đậy, khử mùi hôi của phân bón khá tốt. 

Một số lưu ý khác khi sử dụng giấm trắng cho cây

- Tuyệt đối không sử dụng những loại giấm có chứa muối

- Nên pha loãng giấm trắng khi sử dụng, cũng không nên lạm dụng kẻo phản tác dụng. 

- Không dùng giấm trắng cho những loại cây ưa môi trường đất kiềm như sen đá, xương rồng,...

5 loại rác lặt vặt ven đường chẳng ai thèm, nhưng nhặt về trồng hoa lại là bảo bối