Trong các dụng cụ nhà bếp, thớt gỗ là vật dụng được các chị em nội trợ sử dụng hầu như hằng ngày. Tuy nhiên khi không biết cách vệ sinh đúng, thớt dễ ám mùi hôi từ thịt cá, rau quả.
Nếu chỉ rửa theo cách thông thường thì không thể làm sạch được những vị trí này. Đó là lý do vi khuẩn có cơ hội xuất hiện trên thớt. Thậm chí là xuất hiện nấm mốc gây hại cho cơ thể.
Theo nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu, trên bề mặt thớt gỗ có chứa nhóm vi khuẩn E.coli, Fecal gấp 200 lần... bồn cầu. Các vi khuẩn này sẽ sinh sôi rất nhanh và khó loại bỏ trong vòng 1h nếu thớt không được rửa sạch sẽ. Đối với những chiếc thớt cũ, có đường nứt thì càng khó để làm sạch hơn, bởi trong đó chứa rất nhiều các vi khuẩn Salmonella, E.coli và campylobacter, là các loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và dễ lây lan từ thớt sang thức ăn.
Để nhanh chóng "đánh bay" tình trạng nấm mốc, vi khuẩn và mùi hôi khó chịu bám trên thớt gây bệnh nói trên, bạn hãy áp dụng ngay cách sau.
1. Cách làm sạch thớt bằng giấm
Đầu tiên bạn rửa sơ qua thớt với nước sạch rồi dùng khăn lau khô bề mặt. Lấy 2 thìa giấm trắng đổ lên bề mặt thớt, dùng tay dàn đều giấm trắng. Vì giấm trắng có tính axit nên có thể làm mềm chất bẩn và khử trùng tốt. Sau đó rắc đều lượng muối lên bề mặt thớt. Muối ăn giúp khử trùng, diệt khuẩn đồng thời làm tăng độ ma sát trên bề mặt thớt.
Để thớt như vậy trong 10 phút để hiệu quả khử trùng cao hơn.
2. Một số mẹo làm sạch khác đơn giản nhưng hiệu quả cao
Sử dụng kem đánh răng đánh mặt thớt
Sau khi đã đổ giấm qua 10 phút, bạn có thể để nó khô hoặc cẩn thận hơn thì cho một lượng vừa phải kem đánh răng lên mặt thớt, dùng bàn chải chà mạnh. Chất mài mòn có trong kem đánh răng sẽ giúp khử khuẩn và làm sạch. Bạn sẽ thấy những chất mùn đen bong ra từ bề mặt thớt. Đó chính là những căn bẩn bám trên thớt lâu ngày.
Ngâm muối
Bạn cho 100gr muối vào chén, cho thêm ít nước vào, khuấy đều cho tan. Tiếp đến, bạn đổ chén nước muối đã chuẩn bị vào bồn rửa hoặc thau có ngâm thớt. Bạn ngâm thớt khoảng 2 tiếng, thỉnh thoảng bạn lật mặt để nước muối được ngấm đều. Sau 2 tiếng, bạn vớt ra để ở nơi thoáng mát cho khô.
Quét dầu
Rửa thật sạch 2 mặt của thớt với nước, dùng khăn thấm khô bớt rồi lấy dầu ăn thoa đều một lớp mỏng lên các mặt và cạnh của vật dụng. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc thớt lại trong vòng 6 giờ để dầu ăn ngấm hoàn toàn vào thớt.
Dầu ăn có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng thớt. Dầu ăn nhẹ hơn nước, sẽ tạo thành một lớp màng bao phủ bề mặt thớt, cách biệt với không khí để chống mốc cho thớt, ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Sau 6 giờ, bạn mở màng bọc thực phẩm ra, rửa lại thớt với baking soda.
Lưu ý khi dùng thớt gỗ:
- Rửa thớt ngay sau khi sử dụng, treo ở nơi thoáng mát để thớt nhanh khô và tránh ẩm mốc.
- Không ngâm thớt trong nước. Bề mặt gỗ bị ngấm nước sẽ dễ nứt, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
- Dùng thớt riêng cho đồ ăn sống và đồ ăn chín. Nếu dùng chung, bạn nên rửa sạch, sát khuẩn bằng chanh, giấm hoặc muối để sát khuẩn sau khi dùng thớt cho đồ ăn sống.