Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu

Cây lưỡi hổ không mọc chồi mới dù đã trồng lâu năm, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra 4 nơi này xem. Nếu sớm khắc phục, sang năm cây sẽ mọc chồi non tua tủa đâm vỡ chậu.

Lưỡi hổ là loại cây rất thích hợp để trồng trong nhà, trước cửa nhà, không chỉ có dáng đẹp mà lá còn xanh tươi suốt 4 mùa. Đặt một chậu lưỡi hổ trong nhà còn có thể thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và mang may mắn, tài lộc vào nhà, giúp gia chủ ăn nên làm ra.

Lưỡi hổ cũng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, chúng vẫn xanh tươi mà không cần chăm bẵm gì nhiều. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn rằng tại sao họ trồng cây lưỡi hổ lâu năm mà không thấy cây đâm chồi non hay nở hoa.

Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu - 1

Điều này liên quan tới việc bảo dưỡng cây, nếu cây lưỡi hổ không mọc chồi mới dù đã trồng lâu năm, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra 4 nơi này xem. Nếu sớm khắc phục, sang năm cây sẽ mọc chồi non tua tủa đâm vỡ chậu.

Thứ nhất, kiểm tra đất có bị nén chặt hay không?

Nhiều người nói rằng cây lưỡi hổ ban lúc mới trồng phát triển rất mạnh mẽ nhưng càng về sau phát triển càng chậm, lá mỏng và lâu ngày không mọc chồi mới. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra đất chậu xem có phải bị nén chặt hay không.

Nếu không thay chậu trong nhiều năm, không chỉ các chất dinh dưỡng trong đất chậu sẽ bị hấp thụ hết mà bộ rễ cũng đã bám đầy chậu và chúng sẽ mọc thành đám lộn xộn. Điều này khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ kém đi, dẫn đến cây phát triển chậm.

Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu - 3

Khi lưỡi hổ trồng trong chậu, đất trong chậu bị cứng hoặc nén chặt sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cây. Thay thế đất trong chậu càng sớm càng tốt, cây mới có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đâm chồi nảy lộc được. Loại cây này ưa đất chua tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng nên khi chuyển chậu cần chú ý điều này.

Tuy nhiên mùa đông không phải là thời điểm thích hợp để “đổi nhà mới” cho cây, vì vậy bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách tưới nước vo gạo, đậu nành đã lên men hoặc dùng dầu thải lấy ra từ máy hút mùi, hòa thêm với nước để tưới cho cây.

Thứ 2, cây có thể nhìn thấy ánh mặt trời không?

Như chúng ta đã biết, cây lưỡi hổ là loại cây chịu bóng rất tốt, có thể thích nghi với môi trường trong nhà lâu ngày. Mặc dù không cần quá nhiều ánh sáng nhưng cũng không thể đặt cây trong môi trường tối lâu ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây, lâu ngày sẽ không mọc chồi mới.

Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu - 4

Thực vật tạo ra chất dinh dưỡng thông qua quá trình quang hợp, không có ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài, hầu hết các loại cây đều còi cọc và lá mất đi độ bóng. Tốt hơn hết, nên đặt cây lưỡi hổ ở nơi có ánh sáng tán xạ hoặc mỗi ngày di chuyển chậu ra ngoài vài giờ để cây phát triển mạnh mẽ hơn, lá đẹp hơn.

Thứ 3, rễ cây có bị thối không?

Lưỡi hổ là loại cây rất sợ úng nước, đặc biệt là những chậu cây trồng trong nhà. Ở môi trường kém thoáng khí, đất trong chậu khô chậm, việc tưới nước thường xuyên lâu ngày sẽ khiến đất trong chậu bị ẩm ướt, rất bất lợi cho sự phát triển của rễ, dễ gây thối rễ.

Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu - 5

Khi cây lưỡi hổ bị thối rễ, thời gian đầu bạn sẽ không thể phát hiện được cho tới khi tình trạng nghiêm trọng đi, lúc đó lá cây đã mềm và vàng úa. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy thay đất thay chậu cho cây ngay, bất kể đang là mùa đông. Nếu không, cây khó lòng cứu vãn.

Trong quá trình bảo dưỡng, bạn cũng nên tưới nước hợp lý. Cần nhớ, lưỡi hổ là loại cây chịu hạn tốt, không cần tưới quá thường xuyên, hãy đợi đất trong chậu khô mới tưới để tránh bị úng.

Thứ 4, chất dinh dưỡng trong chậu có đáp ứng đầy đủ không?

Trong thời kỳ sinh trưởng cao điểm mà lưỡi hổ không mọc chồi mới, tức là cây phát triển chậm và có thể thiếu phân bón, thiếu chất dinh dưỡng. Loại cây nào cũng không thể tách rời chất dinh dưỡng, không thể chỉ tưới nước đơn thuần được và cây lưỡi hổ cũng vậy.

Lưỡi hổ trồng lâu nhưng không ra chồi mới, kiểm tra 4 nơi này, ra Tết chồi non mọc vỡ chậu - 6

Cây lưỡi hổ mặc dù chủ yếu được trồng để ngắm lá nhưng không được ngừng bón phân trong thời gian dài. Nếu đất trong chậu bị nén chặt và trở nên khô cứng, bạn có thể bón thêm một ít phân hữu cơ lên ​​men và phân hoai mục để cải thiện chất lượng đất. Nếu đất trong chậu tương đối mềm, có thể bón phân hỗn hợp mỗi tháng một lần trong mùa sinh trưởng, hoặc có thể tưới một ít phân loãng cho cây để thúc đẩy chồi mới và lá mới.

Trồng cây kim tiền mùa đông nhớ quy tắc 3 ít – 2 nhiều, chồi non phá đất mọc lên tua tủa