Trong quá trình trồng cây cảnh, nhiều người cũng thích trồng các cây cảnh tán lá thông thường, dễ nuôi như trầu bà, lan chi, kim tiền, ngũ gia bì, phát tài...
Tất nhiên, cũng có nhiều người thích trồng cây cảnh ra hoa như hoa hồng, hoa trường sinh, lan cua, phong lan, hoa giấy... Đây là những loài hoa rực rỡ, nhiều màu, thời gian ra hoa dài và có giá trị làm cảnh cao.
Tuy nhiên, nhiều bạn trồng cây cảnh ra hoa nhiều khi gặp vấn đề bực mình là chăm chút cây rất cẩn thận nhưng cây không ra hoa, ra hoa ít hoặc hoa còi cọc, kém sắc. Đặc biệt, vào mùa hè là thời gian nở rộ của hoa giấy, càng nắng to hoa càng rực rỡ.
Nhưng nhiều cây hoa giấy lại chỉ ra lá, dài cành mà không ra hoa. Đó là vì bạn đã chăm sai mọt số bước. Dưới đây là một số kỹ năng và phương khi bảo dưỡng hoa giấy có thể làm cho cây cảnh ra hoa đến 200 ngày mỗi năm, hoa dày đặc, màu sắc tươi sáng.
Chú khi khi chăm sóc hao giấy, bạn phải nắm được các thói quen sinh trưởng cơ bản của cây cảnh. Ví dụ hoa giấy là loài hoa không chịu được nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 5 độ C thì hoa giấy về cơ bản ngừng phát triển có có thể bị chết cóng.
Do đó, ở các vùng núi cao có thời tiết quá lạnh thì nên trồng cây cảnh này trong chậu và bê vào nhà khi nhiệt độ xuống thấp dưới 5 độ C.
Ngoài ra, cây cảnh hoa giấy thích trồng nơi đất tơi xốp, thoáng khí, đất chua màu mỡ nên cứ đến mùa xuân nếu thay cây chậu và đất thì bạn nên dùng đất dinh dưỡng phù hợp. Trong quá trình chăm sóc cũng đảm bảo hoa giấy có đủ ánh sáng tán xạ, tưới nước khi đất khô...
4 điều kiện cơ bản để chăm sóc cây cảnh hoa giấy.
1. Thay chậu và cắt tỉa cây cảnh vào mùa xuân
Đối với cây cảnh này, trong quá trình sinh trưởng, cây có thời gian ra hoa kéo dài nên tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, bạn nên thay chậu và đất trồng hoa giấy vào mỗi mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4.
Việc cắt tỉa các cành già cỗi, các cành dài có thể dồn chất dinh dưỡng hơn cho cây, đồng thời khuyến khích hoa giấy phát triển thêm nhiều nhánh mới, đảm bảo thân chính trở nên khỏe hơn.
Vào mùa xuân, khi thay đất cho cây cảnh hoa giấy, bạn nên nên sử dụng 2 phần đất dinh dưỡng, 1 phần cát sông, 1 phần đá trân châu, 1 phần đất vườn, trộn đều với nhau.
Sau đó, bạn lấy hoa giấy ra khỏi chậu hoa ban đầu, tỉa bớt rễ thối, bệnh và rễ chết, cắt tỉa những cành bệnh, cành chết, cành rậm rạp ở phía dưới... Khi cây cảnh đã được cắt tỉa gọn gàng, khỏe mạnh, bạn dùng đất mới, trồng lại hoa giấy vào chậu lớn hơn.
Bạn ãy đảm bảo chọn một chiếc chậu với nhiều lỗ thoát nước vì hoa giấy không sống được khi bị nước ngậm gốc.
2. Bảo dưỡng để tăng ánh sáng và thông gió cho cây cảnh
Hoa giấy là loại cây rất ưa sáng. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nhà cửa, cần đặt hoa giấy ở ban công hoặc sân trong có nhiều ánh sáng để đảm bảo môi trường được thông thoáng, thông gió.
Điều này có thể đáp ứng cho việc nảy mầm nhanh chóng và ra lá của hoa giấy, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển của nụ hoa.
Đặc biệt từ tháng 4 hàng năm cần tăng cường ánh sáng cho cây cảnh hoa giấy để đảm bảo cây có thể nhận được hơn 6 tiếng ánh sáng mỗi ngày, có tác dụng thúc đẩy cây hoa giấy phát triển thêm nhiều cành mới.
Đồng thời cho cây cảnh phát triển trên các cành mới. Các chồi hoa phát triển ở phần ngọn và nói chung sau tháng 5 hàng năm, hoa giấy sẽ dần dần bắt đầu thời kỳ ra hoa.
3. Bổ sung phân bón thường xuyên cho cây cảnh
Vì hoa giấy là loài hoa thân gỗ nên cây cảnh sẽ nhanh chóng nhú ra một số lượng lớn cành mới sau khi bị cắt tỉa và nhiều lá mọc hơn. Vì vậy trong quá trình bảo dưỡng hàng năm, cứ 2 tháng bạn có thể bổ sung một lượng nhỏ hữu cơ vào chậu cây cảnh một lần.
Việc bón phân phức hợp có tác dụng nhanh có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cơ bản nhất như đạm, lân, kali để đảm bảo cho cây cảnh hoa giấy phát triển tốt.
4. Bổ sung phân trước và sau khi ra hoa và cắt tỉa kịp thời
Đối với cây cảnh hoa giấy, để thúc cây ra hoa dày đặc, cần bổ sung phân lân, kali kịp thời trước và sau thời kỳ ra hoa. Bạn nên bón thúc 1 lần trước khi cây cảnh ra nụ hoa nhanh, đồng thời sau mỗi lần cây hoa giấy hết thời kỳ ra hoa, bạn cần cắt tỉa ngay những cành hoa tàn, bổ sung phân...
Việc này kích thích cây mọc mầm mới và ra nụ, ra hoa nhiều hơn. Nếu bạn chậm cắt tỉa và bón phân thì cây sẽ không ra đợt hoa tiếp. Ra hoa, cắt tỉa, bón phân... là quy trình liên tục để thúc cây cảnh hoa giấy liên tục ra hoa.
Như vậy, chỉ cần bạn làm theo những cách chăm sóc cây cảnh hoa giấy tại nhà theo 4 bước này sẽ làm cho cây phát triển nhanh và liên tục ra hoa. Về cơ bản, bạn gần như có thể thưởng thức hoa giấy cả năm, cho đến hết tháng 12 cây mới nghỉ.