Muôi cơm chống dính
Vật dụng để xới cơm (rice paddle) - muôi cơm, được phát minh từ cuối thế kỷ 18 tại Nhật Bản, đơn giản khi đó nó chỉ là một chiếc thìa cỡ lớn làm bằng gỗ, với phần phía trên dẹt, bè và phẳng hơn so với thìa thông thường.
Còn để muôi xới cơm có hình dáng như ngày nay, được làm bằng nhựa Polypropylene và có thêm những chi tiết nhỏ trên bề mặt là quá trình cải tiến hàng chục năm của các nhà sản xuất.
Bạn để ý đều thấy những chấm tròn nhỏ trên muôi cơm. Chúng tập trung ở hai mặt thìa và với thiết kế như vậy sẽ giúp làm tăng độ ma sát cho mặt muôi. Khi dùng muôi này xới cơm, sẽ giúp cơm bám vào dễ dàng hơn và độ dính tương đối chắc, không dễ bị bong ra.
Ngoài ra, các chấm nhỏ trên muôi xới cơm được thiết kế hình tròn hoặc hình bầu dục được phân bố rất đồng đều, lại có khoảng cách khá đều nhau nên đóng vai trò chống dính hiệu quả. Với thiết kế này thì khi xới cơm, cơm sẽ không dễ bị dính vào muôi.
Chấm tròn trên muôi cơm có tác dụng vệ sinh nồi
Bạn biết đấy dù nồi cơm chất lượng cao đến đâu thì khi để cơm nguội hoặc nấu cơm quá dẻo thì hạt cơm sẽ dính lại trên thành nồi, thậm chí còn khô, cứng lại. Khi đó, nhiều người sẽ ngâm nồi qua đêm hoặc dùng bùi nhùi sắt cọ mạnh. Việc này đều sẽ làm xây xước, hư hỏng lớp chống dính của nồi. Thay vì thế, bạn chỉ cần đổ nước vào nồi, để khoảng vài phút, sau đó dùng mặt có chấm tròn trên muôi xới cơm chà nhẹ, hạt cơm dính sẽ long ra ngay.
Nhà sản xuất đã rất thông minh khi thiết kế các chấm tròn với độ nhô và góc bo nhất định để tạo ra một lực ma sát vừa đủ giúp người dùng cậy những hạt cơm dính trên thành nồi mà không làm hỏng lớp tráng chống dính.
Vì thế, thay vì thói quen chà nồi thông thường, bạn thường nên ngâm nồi cơm với nước rồi chờ cơm mềm ra, thay vì dùng miếng rửa chén để chà, bạn dùng chính chiếc muôi cơm này khoắng nhẹ là sạch nồi mà không làm bay mất lớp chống dính.