Như bao loại hoa khác, màu sắc của hoa dâm bụt rất đa dạng từ màu vàng, đỏ, hồng, cam…Hoa râm bụt có quán tính mọc đơn ở từng nách lá, những cánh hoa nở xòe nhẹ nhàng khiến chúng ta cảm thấy vừa thanh lịch, trang nhã nhưng cũng không kém phần ngoan cường.
Hoa dâm bụt có thể nở quanh năm nhưng thường nở vào khoảng tháng 5-7 hàng năm. Chính vì vậy, nhiều người yêu hoa đã bắt đầu tự tay trồng hoa dâm bụt tại nhà.
Khi trồng dâm bụt tại nhà, muốn hoa nở to và rực rỡ, không chỉ đòi hỏi người trồng phải hiểu đầy đủ về thói quen sinh trưởng và môi trường sống của nó mà còn cần quan tâm tới những khía cạnh khác như bón phân. Tuy nhiên, thay vì phải mua phân bón, bạn hoàn toàn có thể cho dâm bụt "ăn" vỏ nho. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế dùng vỏ nho bón cho cây hoa dâm bụt còn tốt gấp 10 lần phân bón thông thường.
Tác dụng của quả nho với việc trồng dâm bụt
Nho là loại trái cây phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta ăn xong quả thường vứt thẳng vỏ vào thùng rác. Thế nhưng, nếu thu gom được, bạn hãy gom vỏ nhỏ vào thùng kín. Sau một thời gian, vỏ nho sẽ lên men tạo thành hợp chất phân hữu cơ cung cấp đạm, lân và kali - các chất rất cần thiết cho sự ra hoa của cây dâm bụt.
Không chỉ vậy, bón vỏ nho cho hoa dâm bụt còn giúp nó nuôi dưỡng bộ rễ, tăng cường sức đề kháng cho cây. Quan trọng hơn, loại phân bón này còn có thể đẩy nhanh sự phát triển của cây, giúp hoa bung nở trong thời gian dài và rất sai hoa.
Cách làm phân bón từ vỏ quả nho
Bước 1: Rửa lại vỏ nho đã chuẩn bị nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ phần cùi thừa bên trong cũng như bụi bẩn bên ngoài.
Bước 2: Đem vỏ nho đi phơi nắng cho khô rồi cho vào chai nhựa sạch. Thêm nước theo tỷ lệ 1:30, để nơi có nhiệt độ cao, ủ men trong 20 ngày.
Bước 3: Hết thời gian, bạn vớt bã nho đã lên men ra ngoài rồi cho trực tiếp vào chậu đất trồng cây. Có thể cho vào chậu hoặc trộn đều với đất đều được. Dù áp dụng phương pháp nào, chỉ cần kiên trì sử dụng đều đặn khoảng 3 đến 4 lần/tháng thì nụ hoa dâm bụt sẽ nở đầy cành, hoa nở to rực rỡ. Rất đáng để thử nghiệm!