Ngắt lá lưỡi hổ cắm xuống đất thế này, 10 ngày sau rễ mọc tua tủa, không tốn 1 xu

Lá của cây cảnh lưỡi hổ có thể dùng để nhân giống bằng phương pháp trồng xuống đất.

Không khó để bắt gặp một chậu cây lưỡi hổ tại trước sân nhà ai đó, trong công ty, văn phòng hay khách sạn. Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ đẹp trang nhã, dũng mãnh và có ý nghĩa phong thủy.

Lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng châu Phi, loại cây này có khả năng phát triển tốt, giữ form dáng chuẩn hay thậm chí ra hoa mà không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc. Kể cả khi bạn quá bận rộn mà bỏ quên chúng thì lưỡi hổ cũng không dễ dàng bị héo, chết dần như những loại cây khác.

Cách trồng loại cây này cũng cực kì dễ, chỉ cần một chiếc lá bạn hoàn toàn có thể biến nó thành một cây to. 

Cách trồng lưỡi hổ từ lá đơn giản

Bạn hãy chọn những lá lưỡi hổ cứng cáp, cắt thẳng trực tiếp mặt dưới của lá. Khi cắt lá xong không nên trồng ngay mà phải để ở ngoài khoảng 1 – 2 ngày.

Ngắt lá lưỡi hổ cắm xuống đất thế này, 10 ngày sau rễ mọc tua tủa, không tốn 1 xu - 1

Khi trồng xịt một chút nước lên đất chậu để giữ ẩm cho đất, nhưng không quá ẩm và đặc biệt không được để tích nước trong bầu đất. Sau đó, bạn có thể đào lỗ trên bầu đất, cắm lá vào, miễn là mảnh lá ổn định, không nên trồng quá sâu.

Nên đặt ở nơi thoáng mát, ánh nắng gián tiếp hoặc trực tiếp. Tốt nhất nên đặt cây ở dưới cây to thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Cây ưa khô nên không tưới nước nhiều. Chỉ tưới 1 – 2 lần/tuần hoặc khi đất khô rồi mới tưới. 

Ngoài ra cây lưỡi hổ cần được duy trì môi trường ẩm ướt, độ ẩm không khí nhất định và thông gió tốt, nhiệt độ khoảng 20 độ C là tốt nhất. Sau 10 ngày rễ trắng sẽ mọc dần, 1-2 tháng lá sẽ ra và bạn có thể chuyển sang chậu đất trồng thành bồn mới.

Phương pháp này có một nhược điểm là cây được nhân giống bằng phương pháp cắt cành sẽ quay lại giống cây ban đầu của lưỡi hổ, chỉ còn màu xanh đơn thuần mà mất đi các sọc vàng hoặc trắng ấn tượng. 

Ngắt lá lưỡi hổ cắm xuống đất thế này, 10 ngày sau rễ mọc tua tủa, không tốn 1 xu - 2

Ngoài ra, bạn có thể thử nhân giống lưỡi hổ bằng phương pháp thủy canh. 

Cách trồng lưỡi hổ theo phương pháp thủy canh

Lá của cây cảnh lưỡi hổ có thể dùng để nhân giống bằng phương pháp thủy canh. Với phương pháp nhân giống thủy canh, sau lá lưỡi hổ phát triển mạnh hơn, bạn có thể chọn nhân giống vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ tốt nhất là từ 18-25 độ C, độ ẩm không khí nên duy trì ở mức 50% - 65%.

Bạn hãy chuẩn bị trước một số dao hoặc kéo sắc bén và phải khử trùng dao kéo trước khi cắt lá. Vì là nhân giống bằng phương pháp thủy canh nên phải xử lý phần lá tiếp xúc với nước. Thông thường các loại cây nhân giống bằng các mảnh lá đều được cắt trực tiếp ở vết rạch phía dưới. Nhưng cây cảnh lưỡi hổ, bạn cần cắt hình chữ V ngược ở đáy lá.

Ngắt lá lưỡi hổ cắm xuống đất thế này, 10 ngày sau rễ mọc tua tủa, không tốn 1 xu - 3

Lá lưỡi hổ sau khi được cắt xong có thể để ở nơi thoáng gió, râm mát từ 1 -2 ngày để vết thương khô. Sau đó, bạn chuẩn bị một vật đựng trong suốt, có thể là chai nhựa hoặc chai thủy tinh, chứa đầy nước sạch thích hợp.

Chú ý mực nước không được quá cao, mực nước cao hơn một chút so với đỉnh của vết rạch hình chữ V ở phía dưới. Điều này để đảm bảo cả hai mặt của lá có thể được ngâm trong nước, trong khi phần giữa hơi tiếp xúc với mặt nước, điều này giúp chồi nảy mầm tốt hơn.

Khi bạn ngâm mảnh lá lưỡi hổ trong nước, ở chỗ đỉnh chữ V ngược sẽ ra rễ mới, đến khi rễ khỏe mạnh thì từ đó sẽ chồi ra chồi non và mọc cao dần, lộ lên trên mặt nước. Sau 1-2 tháng rễ có thể mọc len chồi khỏe mạnh.

3 loại cây đẹp nhưng không nên trồng ở ban công, mua về lá vàng, rễ thối sau vài tuần
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)