Vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn trong điều hòa
Điều hòa thường đặt ở vị trí trên cao trong nhà vì vậy khó có thể vệ sinh hay quan sát điều hòa có bẩn hay không. Thông thường sau một thời gian dài sử dụng điều hòa sẽ bám nhiều bụi bẩn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh, bảo trì thì môi trường bên trong thiết bị sẽ là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây mùi khó chịu.
Điều hòa để lâu ngày không vệ sinh sẽ có nhiều vi khuẩn dẫn đến mùi hôi.
Mùi hôi của khí gas
Một trong những nguyên nhân khiến điều hòa bốc mùi hôi khó chịu là do đường dẫn khí gas bị hở, bị rò rỉ khí gas. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi khí gas không chỉ gây ra mùi hắc khó chịu mà còn có thể khiến người dùng bị ngộ độc, ngất xỉu nếu hít phải khí này quá nhiều.
Mùi hôi từ ống xả nước máy điều hòa
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến bởi nhiều gia đình để đường ống xả nước điều hòa trực tiếp với đường ống xả nước nhà vệ sinh mà không có bất kỳ biện pháp khử mùi chuyên biệt nào. Điều này khiến mùi hôi ở nhà vệ sinh đi ngược về phòng thông qua ống xả. Chính vì vậy, mùi hôi khó chịu là điều khó tránh khỏi.
Mùi hôi có thể từ ống xả thải của điều hòa.
Côn trùng mắc kẹt trong ống thải
Côn trùng mắc kẹt và chết trong ống thải cũng là nguyên nhân khiến điều hòa có mùi hôi. Thông thường những loại côn trùng như gián, muỗi, chuồn chuồn hay thạch sùng,… mắc kẹt và bị chết sẽ khiến mọi người phải nhức đầu.
Cách khắc phục tình trạng mùi hôi khó chịu ở điều hòa
Cách 1: Kiểm tra ống dẫn nước xả:
Kiểm tra xem đường ống dẫn nước xả có nối với những đường ống xả khác không, nếu có thì bạn nên đi đường ống riêng cho điều hòa.
Cách 2: Kiểm tra đường ống dẫn khí gas:
Sau đó kiểm tra hệ thống cấp khí gas và chắc chắn rằng nó không bị rò rỉ. Biện pháp này vừa đảm bảo sửa khỏe cho người sử dụng, vừa tiết kiệm gas điều hòa.
Bạn nên thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ.
Cách 3: Vệ sinh cẩn thận máy điều hòa loại bỏ nấm mốc:
Nếu đã kiểm tra các bước trên và không phát hiện được vấn đề, bạn hãy vệ sinh điều hòa theo lần lượt những bước vệ sinh cơ bản. bạn nên thường xuyên vệ sinh điều hòa, khoảng 6 tháng vệ sinh 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho chính người thân trong gia đình bạn. Hãy nhớ khi vệ sinh, cần làm sạch cả dàn nóng và dàn lạnh.
Cách 4:
Đầu tiên bạn chọn chế độ chạy khô Dry trước khi tắt máy khoảng 5 – 10 phút để hút ẩm.
Sau đó, bạn tắt máy ngắt nguồn điện áptomát, ngắt cầu dao hoặc rút phích điện ra khỏi nguồn rồi dùng các chất tẩy rửa đơn giản và dụng cụ để vệ sinh. Dùng các chất tẩy rửa đơn giản để tự vệ sinh như nước rửa bát pha loãng, xà phòng pha loãng, nước chanh pha loãng… Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Một chiếc bàn trải nhỏ, khăn xô 2 cái (Một cái lau ướt và một cái lau khô)
Sau đó, bạn thực hiện thao tác tháo bỏ màng lọc bụi và thanh chắn gió của máy lạnh rồi dùng tuýp bàn chải để cọ những bụi bẩn trong điều hòa, dùng nước hòa với các chất tẩy để xịt rửa và khử mùi bộ phận dàn lạnh và lau khô. Cuối cùng bạn lau chùi tổng thể cả trong lẫn bề mặt ngoài vỏ máy.
Bạn lắp ráp lại vị trí như cũ và bật điều hòa cho chạy thử. Sau thời gian chạy thử khoảng 15 – 30 phút để kiểm tra chắc chắn điều hòa nhà bạn đã hết mùi hôi và sạch khuẩn chưa.
Lưu ý, bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ và khi bắt đầu dùng lại cũng nên kiểm tra và vệ sinh lại các lưới lọc để đảm bảo không có nấm mốc, bụi bẩn trong máy lạnh.
Bạn cũng cần mở các cửa sổ phòng những mùi hôi cũ được thoát ra, đồng thời, bạn cũng nên vệ sinh lại phòng để đảm bảo phòng khô ráo, sạch sẽ.