Bồn cầu là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Giấy vệ sinh cũng là thứ phổ biến, ngoài tác dụng làm sạch vết bẩn trên cơ thể, bạn còn có thể dùng khăn giấy để lau bệ toilet trước khi sử dụng. Nhiều người còn khuyên rằng nên bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh.
Tại sao nên bỏ giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh?
Mỗi lần đi vệ sinh, chúng ta thường sẽ gặp phải tình huống xấu hổ là nước bắn vào mông. Nước này để lâu trong bồn cầu sẽ sinh ra vi khuẩn, rất mất vệ sinh. Để tránh tình trạng này, bạn nên đặt một mảnh giấy vào bồn cầu, nó có thể ngăn nước bắn tung tóe một cách hiệu quả.
Ngoài ra, khi đi vệ sinh, nhất là khi đại tiện có thể phát ra những âm thanh xấu hổ. Việc bỏ giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh có thể ngăn xảy ra tình trạng đáng xấu hổ này.
Cho giấy vệ sinh vào bồn cầu có gây tắc nghẽn không?
Giấy vệ sinh hiện nay được thiết kế để dễ tan trong nước, nhanh chóng phân hủy thành cặn giấy ngay khi tiếp xúc với nước. Bên cạnh đó, lớp men của bồn cầu ngày nay có bề mặt mịn hơn, ít bám dính và có khả năng bám tốt hơn.
Hệ thống ống thoát nước cũng được cải tiến với kích thước lớn hơn, thường được làm từ vật liệu PVC và PP, giúp ngăn ngừa tình trạng rỉ sét và không dễ bị tắc nghẽn.
Để đảm bảo vệ sinh, người dùng nên xả giấy vệ sinh cùng với nước thay vì bỏ vào thùng rác. Việc này không chỉ giúp tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi từ chất bẩn còn sót lại trên giấy mà còn ngăn ngừa mùi hôi khó chịu.
Những vi khuẩn và mùi hôi này cũng có thể làm ô nhiễm các vật dụng cần thiết hàng ngày, do đó gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của chúng ta.
Nếu bồn cầu bị tắc, nên làm thế nào?
Bồn cầu bị tắc có thể là do hầm cầu quá đầy, đánh rơi vật gì đó vào bồn cầu, hầm cầu quá lâu không được thông hút,... Để giải quyết vấn đề tắc bồn cầu, bạn có thể áp dụng những cách sau mà không cần phải nhờ dịch vụ hút hầm cầu chuyên dụng.
- Băng dính hoặc màng bọc thực phẩm
Bạn có thể dùng băng keo và màng bọc thực phẩm dán kín miệng bồn cầu. Lưu ý, phải dán kín và không được để lộ khe hở. Sau khi đã dán kín miệng bồn cầu, hãy nhấn xả nước từ 1 - 2 lần để nước làm phồng băng dính lên, sau đó dùng tay để ép lớp băng dính xuống.
Nhờ áp lực nước và sự chênh lệch áp suất, bồn cầu sẽ được thông tắc hoàn toàn. Sau đó, bạn chỉ cần tháo băng dính ra và rửa sạch lớp keo lại với nước là được.
- Dùng cây thụt bồn cầu
Cây thụt bồn cầu hay còn gọi là pittong, có thể dùng để thông tắc bồn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt cây thụt chính xác vào giữa lỗ bồn cầu rồi bắt đầu thụt mạnh xuống. Lặp lại liên tục cho đến khi thấy bồn cầu bắt đầu rút nước. Cuối cùng, đừng quên xả nước một lần nữa để kiểm tra xem bồn cầu đã thông thoáng hay chưa.
- Nước rửa chén
Nước rửa chén có khả năng tẩy rửa mạnh mẽ và độ nhờn đặc trưng, giúp làm thông thoáng đường ống, từ đó có thể thông tắc bồn cầu. Để sử dụng nước rửa chén thông bồn cầu, đầu tiên bạn hãy đun một xô nước nóng, lưu ý chỉ đun ở nhiệt độ vừa phải để tránh làm hỏng lớp men bồn cầu.
Nhỏ vài giọt nước rửa chén trực tiếp vào bồn cầu. Đổ từ từ nửa xô nước nóng vào bồn cầu và chờ khoảng 20 phút rồi nhấn van xả nước bồn cầu để kiểm tra kết quả. Nếu bồn cầu vẫn còn tắc, bạn có thể lặp lại quy trình này thêm 1-2 lần nữa để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bột hóa chất thông tắc bồn cầu
Bột hóa chất thông tắc bồn cầu là một sản phẩm chuyên dụng giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn bồn cầu. Nó rất phổ biến nên bạn không tốn công sức để tìm kiếm.
Để sử dụng bột thông cầu hiệu quả và nhanh chóng, đầu tiên bạn hãy làm ướt bột trước khi sử dụng hoặc đổ bột khô trực tiếp vào bồn cầu. Nếu chọn cách làm ướt, hãy sử dụng từ 1 đến 2 gói bột thông cầu, sau đó hòa tan với nước để tạo thành hỗn hợp sệt.
Đổ hỗn hợp bột vào bồn cầu và chờ từ 6 đến 8 tiếng để bột có thể ăn mòn các chất cặn bã. Sau thời gian chờ, chỉ cần xả lại bồn cầu với nước sạch là bạn đã hoàn tất quá trình thông cầu. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả.