Thân cây chuối cấu tạo bằng bẹ, lớp này chồng lên lớp khác, rất mềm và chứa nhiều nước. Bởi vậy, đây là môi trường lý tưởng để cây ngắn ngày phát triển. Nắm được đặc tính này, người dân Kenya đã nảy ra ý tưởng trồng rau ngắn ngày trên bẹ chuối.
Đầu tiên, họ dùng dao đục các lỗ hình vuông lớn trên thân cây (không đục rỗng) rồi cho đất vào. Sau đó, nông dân thực hiện gieo hạt hoặc trồng rau trong lỗ. Hiện nay, phương pháp này được chàng thanh niên 23 tuổi tại Kenya, Yongo Otieno Wycliffe hướng dẫn cho các thành viên trong dự án canh tác nông nghiệp sinh thái S.H.A.R.E. (Sustainable Housing Agriculture Reaching Everyone).
Thân chuối phù hợp để trồng rau là những cây đã cho thu hoạch buồng. Những thân này còn tươi nên chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp rau phát triển tốt hơn.
Đối với một số địa điểm có khí hậu khô hạn tại Kenya, đây là phương pháp hữu ích vì nó cho phép trồng trọt ở nhiều địa hình mà không cần tưới quá nhiều. Ngoài ra, đặc tính này giúp người dân tiết kiệm không gian và nguồn nước khan hiếm cho cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động khác.
Ngoài phương pháp đục lỗ, người dân Kenya còn nghĩ ra cách khoét ruột thân cây chuối để làm thành các bầu trồng chanh dây thay cho túi nilon. Bẹ chuối khô, lá chuối cũng có thể tận dụng làm nơi trồng cây con.
Trồng rau trên thân chuối không chiếm quá nhiều diện tích. Bởi vậy, đây là giải pháp có thể áp dụng cả ở mô hình lớn lẫn quy mô nhỏ như gia đình. Những loại cây ngắn ngày và có bộ rễ phát triển không quá lớn có thể áp dụng với phương pháp này, ví dụ như: cải bó xôi, cải xoăn, rau muống…
Những loại cây ngắn ngày và có bộ rễ phát triển không quá lớn có thể áp dụng với phương pháp này,
Đây là giải pháp có thể áp dụng cả ở mô hình lớn lẫn quy mô nhỏ như gia đình.