Sau khi trồng hoa giấy ở ban công 2 năm, tôi rất hối hận vì lý do này

Hơn chục năm trở lại đây, loại cây này mới được biết đến rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng và lợi ích của nó mang lại cho sức khỏe.

Cây chùm ngây có tên tiếng Anh là Moringa oleifera, thuộc họ Moringaceae. Đây là cây thân gỗ nhỏ, có thể cao từ 5-12m với tán lá thưa và cành nhánh mảnh.

Lá chùm ngây có dạng lông chim, dài khoảng 30-60 cm, phân nhánh thành các lá nhỏ mọc đối xứng. Hoa của cây có màu trắng, hơi ngả vàng, mọc thành chùm, có hương thơm nhẹ. Loại cây này có quá, hình dáng giống như một quả đậu dài, khi chín có màu nâu nhạt.

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 1

Trước đây, cây chùm ngây mọc dại ở ven đường, bờ rào.

Cụ thể, cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, đặc biệt là lá và hạt. Theo đó, lá chùm ngây chứa một lượng lớn beta-carotene, một loạt các loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali,… có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm đẹp da và tóc,…

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 2

Rễ cây và vỏ cây chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn, trong khi đó dầu từ hạt chùm ngây có hàm lượng axit béo không bão hòa cao, giúp dưỡng ẩm và chăm sóc làn da, làm giảm viêm và chống lão hóa. Chính vì vậy, rau chùm ngây được ví như tổ yến của người nghèo.  

Lá chùm ngây có thể ăn như một loại rau. Bạn có thể dùng lá non để ăn sống, trộn salad hoặc làm sinh tố, hay nấu canh, xào,… tùy thích. Ngoài ra, lá chùm ngây sau khi sấy khô có thể xay thành bột và dùng làm gia vị cho món ăn hoặc pha trà. Quả của cây chùm ngây cũng có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như xào, nấu canh.

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 3

Cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây

Cây chùm ngây là loài cây dễ trồng, phát triển tốt trong các điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới, ưa nắng và chịu hạn rất tốt. Có hai cách trồng cây chùm ngây phổ biến là trồng bằng hạt và trồng bằng phương pháp giâm cành. Cả hai phương pháp này đều dễ thực hiện và cho hiệu quả cao nếu tuân thủ đúng kỹ thuật.

Với phương pháp trồng bằng hạt, bạn hãy thu thập hạt từ quả chùm ngây khi quả đã chín và phơi khô, hoặc mua hạt giống từ các cửa hàng cây giống. Trước khi gieo, nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 8-12 giờ để tăng tỷ lệ nảy mầm.

Sau đó, đào các hố nhỏ sâu khoảng 1-2 cm, cho mỗi hố 2-3 hạt rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Giữ đất ẩm, không để quá ướt. Sau khoảng 7-10 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm.

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 4

Với phương pháp giâm cành, hãy chọn cành bánh tẻ khỏe mạnh từ cây mẹ, cắt thành từng đoạn dài khoảng 30-40 cm. Vặt bỏ phần lá ở 2/3 cành giâm để giảm thiểu sự mất nước. Tiếp theo, bạn có thể ngâm phần gốc của cành giâm vào thuốc kích rễ (nếu có) để giúp rễ phát triển nhanh hơn.

Sau đó, cắm cành giâm xuống đất là được. Giữ cho đất luôn ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp quá mạnh trong giai đoạn đầu. Cành giâm sẽ ra rễ trong khoảng 2-3 tuần. Khi cành giâm đã phát triển thành cây con, bạn có thể chuyển cây ra ngoài trồng hoặc để cây tiếp tục phát triển trong chậu.

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 5

Vốn là cây mọc dại và cây lâu năm nên không tốn quá nhiều công chăm sóc, trồng một lần có thể cho thu hoạch cả đời. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

- Đất trồng: Chùm ngây không kén đất, có thể trồng trên đất cát pha, đất sét hoặc đất vườn thông thường, nhưng đất phải thoát nước tốt. Cây thích đất có pH từ 6 đến 7, không nên trồng ở đất ngập úng.

- Ánh sáng: Cây cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên chọn vị trí trồng cây nơi có đầy đủ ánh sáng.

- Tưới nước: Cây chùm ngây có thể chịu hạn tốt, nhưng cần tưới nước đều đặn trong giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ để phát triển bộ rễ mạnh mẽ. Sau khi cây đã trưởng thành, bạn không cần tưới quá nhiều, nhưng vào mùa khô nắng, cần cung cấp nước thường xuyên.

Cây mọc bờ rào được ví như tổ yến của người nghèo, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng một lần ăn cả đời - 6

- Bón phân: Cây chùm ngây không yêu cầu bón phân quá nhiều, nhưng trong giai đoạn phát triển mạnh, bạn có thể bón phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân vi sinh để cây tăng trưởng nhanh. Cây chùm ngây cũng có thể hấp thụ các loại phân hóa học, nhưng không nên bón quá nhiều để tránh làm cây bị ngộ độc.

- Cắt tỉa: Cây chùm ngây phát triển rất nhanh, nên cắt tỉa thường xuyên để duy trì hình dáng đẹp. Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ các cành già, cành bị bệnh để cây phát triển tốt hơn.

Nếu chăm sóc đúng cách, lá chùm ngây có thể thu hoạch sau khoảng 2-3 tháng từ khi cây ra chồi mới. Lúc này, bạn chỉ cần dùng kéo cắt phần lá trên các cành cây là được. Cây chùm ngây sẽ tiếp tục ra lá mới và có thể thu hoạch liên tục trong nhiều năm.

Loại rau đặc sản vứt thành đống cũng nảy chồi, trồng một bụi thu hoạch quanh năm, ăn ngon làm cảnh cũng đẹp