Sống trong nhà thuê, cô gái vẫn tự tay làm vườn, quanh năm rau xanh mướt

Vào mùa xuân, chúng ta cần thay chậu và thay đất cho cây hoa giấy. Và khi thay chậu, thay đất, bạn nên bón thêm một ít thứ này để khiến rễ hoa giấy chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên.

Hoa giấy là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và nở hoa quanh năm. Hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như vàng, đỏ, hồng, tím, cam,… trông đầy sức sống. Đặc biệt, cây có thể trồng trong chậu để cắt tỉa, tạo dáng thành những cây bonsai đẹp mắt hoặc tạo thành vòm, giàn hoa, bức tường hoa.

Tuy nhiên, hoa giấy lại sợ lạnh. Vào mùa đông, lá sẽ chuyển sang màu vàng và rụng. Ngoài ra, sau một năm sinh trưởng, đất dễ bị cứng, không thấm nước, thiếu độ phì nhiêu sẽ cản trở sự sinh trưởng và ra hoa của hoa giấy.

Vì vậy vào mùa xuân, chúng ta cần thay chậu và thay đất cho cây. Và khi thay chậu, thay đất, bạn nên bón thêm một ít thứ này để khiến rễ hoa giấy chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên.

Cho hoa giấy ăn thứ này vào tháng 3, rễ chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên - 1

Thứ đang nhắc đến không phải cái gì xa lạ mà chính là đậu nành. Đậu nành có chứa protein, axit amin, canxi, lecithin, chất xơ,… thường được dùng để làm đậu phụ, sữa đậu nành, đậu nành lên men,… và chúng rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài được chế biến thành thức ăn cho con người, đậu nành còn có thể làm thức ăn cho hoa giấy. Bản thân đậu nành chứa rất nhiều nitơ, kali và phốt pho. Sau khi lên men, nó chứa axit béo, axit hữu cơ, axit amin, peptide phân tử nhỏ,… trở thành một loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng.

Cho hoa giấy ăn thứ này vào tháng 3, rễ chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên - 2

Cách làm đậu nành lên men để sử dụng cho cây trồng

Để làm đậu nành lên men, bạn chỉ cần mua một ít đậu nành về, ngâm nước rồi cho vào nồi nấu chín. Ngâm đậu nành cho lên men cũng được, nhưng phương pháp này không hiệu quả bằng cách ủ đậu nành đã nấu chín, vì khi dùng cách này thì chất dinh dưỡng sẽ dễ hấp thụ hơn.

Đậu nành đã nấu chín hãy cho vào thùng, thùng phải được đậy kín và đặt ở nơi ấm áp. Nếu nhiệt độ trên 25 độ, khoảng 10 ngày là đậu nành có thể lên men.

Cho hoa giấy ăn thứ này vào tháng 3, rễ chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên - 3

Làm thế nào để cho hoa giấy “ăn” đậu nành ủ lên men?

Đậu nành lên men có nhiều chất dinh dưỡng, bón cho hoa giấy sẽ rất tốt. Bạn chỉ cần cho thêm nó vào đất khi thay chậu vào mùa xuân cho hoa giấy là được. Vì đậu nành đã lên men nên bạn không cần lo lắng đậu nành sẽ tỏa nhiệt trong quá trình phân hủy, từ đó làm hỏng rễ cây hoa giấy.

Việc bổ sung phân hữu cơ như vậy vào đất có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thống hoa giấy và làm cho rễ cây phát triển mập và dày. Chỉ khi rễ hoa giấy mọc dày hơn thì hoa giấy mới phát triển sum suê, hoa nở rộ.

Cho hoa giấy ăn thứ này vào tháng 3, rễ chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên - 4

Việc thay chậu và thay đất cho hoa giấy vào mùa xuân cần phải được thực hiện trước khi hoa giấy đâm chồi, vì lúc này hoa giấy vẫn đang trong thời kỳ ngủ đông, nhờ đó sẽ ít gây thiệt hại cho hệ thống rễ và cành hoa giấy. Khi thay chậu, nên cắt bỏ 1/3 rễ, đồng thời cắt bỏ những rễ thối.

Đất trồng hoa giấy nên được trộn theo tỷ lệ gồm 60% đất thịt màu mỡ, 8-10 hạt đậu nành lên men, 10-15% đất mùn. Lượng đậu nành lên men cụ thể cần thêm vào tùy thuộc vào kích thước của hoa giấy. Hoa giấy nhỏ thì nên bón ít hơn vì có ít đất hơn.

Cho hoa giấy ăn thứ này vào tháng 3, rễ chắc khỏe, hoa sẽ nở rộ khi thời tiết ấm lên - 5

Ngoài bổ sung khi thay chậu, thay đất, bạn còn có thể vùi đậu nành lên men xuống đất trong thời kỳ hoa giấy sinh trưởng bình thường. Với phương pháp này, bạn chỉ cần đào 5-6 lỗ nhỏ ở mép chậu hoa, mỗi lỗ sâu khoảng 3 đến 4 cm, chôn 2 hạt đậu nành vào một lỗ. Sau khi làm xong thì vùi đất lại rồi tưới nước lên.

Việc này sẽ giúp đất trồng hoa giấy tơi xốp, thoáng khí, đồng thời cũng làm cho rễ cây hoa giấy chắc khỏe hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng kali dihydro photphat trước khi ra hoa thì hoa giấy sẽ nở hoa với số lượng lớn.

Loại rau này ăn được từ lá đến quả, trồng cực dễ, sau 1 tháng liền cho thu hoạch