Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có từ lâu đời của người Việt, chính vì vậy dù nhà to hay nhỏ đều không thể thiếu bàn thờ gia tiên. Thế nhưng, nhiều người tuy có lòn thành kính nhưng lại u mê, chưa hiểu về phong thủy trong thờ phụng nên ít được bề trên phù hộ, chăm chỉ làm ăn mãi không phát tài. Và, một trong những lỗi sai khi bày trí bàn thờ nhiều gia đình mắc phải đó chính là đặt tiền vàng mã trên bàn thờ.
Tại sao không nên đặt tiền vàng mã trên bàn thờ?
Thắp hương tiền giấy, vàng mã là tập tục nhiều nơi ở Việt Nam. Tuy là vật phẩm có thể dân cúng trên bàn thờ gia tiên nhưng tiền giấy, vàng mã không nên để lâu trên bàn thờ. Sau khi thắp hương xong, gia chủ nên hóa ngay.
Nhưng, nhiều gia đình không biết điều này. Họ cho rằng, trên bàn thờ lúc nào cũng cần phải có vàng mã, tiền giấy, như vậy bề trên mới chứng giám được lòng thành của mình và ban tài lộc cho.
Thực tế trong phong thủy, đây là điều cấm kỵ. Điều này gây ảnh hưởng tới việc làm ăn của gia chủ, công việc khó hanh thông, hay gặp chuyện ngáng đường cản trở, làm mãi không thấy tiền đâu mà còn mất tiền hao của. Do đó sau khi thắp hương xong nên hóa tiền vàng mã ngay, tránh để lâu ngày trên bàn thờ.
Nếu gia đình có thói quen cúng tiền giấy vàng mã từ mùng 1 Tết và cứ để như thế đến cuối năm mới hóa vàng, thì cần đảm bảo số tiền vàng này phải được hóa vào ngày đưa ông Táo về trời. Như vậy đường tiền bạc, tài lộc của gia chủ được hanh thông. Nếu quên không hóa vào cuối năm, việc làm ăn của gia chủ vào năm tới sẽ bị ngưng trệ, gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, tuyệt đối không được đặt tiền giấy, vàng mã lên bàn thờ Phật. Bởi đây là vật phẩm cúng cho người đã khuất, dâng lên bàn thờ Phật sẽ làm mất đi sự trang nghiêm.
Sau khi thắp hương xong nên hóa tiền vàng mã ngay, tránh để lâu ngày trên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
Những thứ khác không được đặt lên bàn thờ gia tiên
- Chân hương vòng cắm vào bát hương
Đây là một vật bằng sắt cắm vào bát hương để thắp hương vòng. Nhưng theo quan niệm phong thủy, chỉ đền, chùa, đình, phủ mới được dùng chân hương vòng này cắm vào giữa bát hương.
Với bàn thờ gia tiên, cắm chân hương vòng vào bát hương là một điều cấm kỵ, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra, cũng không nên cắm hay đặt những đồ kim loại như lư đồng, chân nến, que sắt,… lên trên bàn thờ vì không tốt cho sức khỏe của gia chủ.
Nếu muốn thắp hương vòng, hãy đốt ở ngoài bát hương. Chẳng hạn như bạn có thể đặt hương trên đĩa sạch, như vậy vừa không động bát hương vừa dễ làm sạch bàn thờ.
- Đồ giả
Một số người thường bày đồ giả như hoa giả, quả giả lên bàn thờ vì những thứ này không bao giờ héo, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí mua sắm lễ vật thắp hương. Tuy nhiên, việc bày đồ giả thể hiện thái độ không thành tâm, hời hợt nên được cho là bất kính với tổ tiên.
Bên cạnh đó, dùng đồ giả thì người đã khuất sẽ không nhận được, và cho rằng con cháu lãng quên mình. Điều này có thể khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
Những vật phẩm dâng lên bàn thờ đều phải đẹp đẽ, trang nghiêm nên phải chọn lựa thật cẩn thận, như vậy mới có thể xin bề trên ban may mắn, phúc lộc cho con cháu được.
Hoa nên chọn những loài hoa có ý nghĩa tốt lành như cúc vàng, hoa hồng, lay ơn, hoa trang,… Nên tránh những loài hoa có ý nghĩa không may mắn như dâm bụt, phong lan, hoa nhài,… đồng thời tránh chọn hoa bị dập nát, có màu nhợt nhạt.
Quả nên chọn quả có ý nghĩa tốt như bưởi, chuối, xoài, thanh long,… Tránh chọn quả chín nẫu, bị sâu hỏng, những quả có gai hay mùi quá nồng.
Tuyệt đối không dùng hoa, quả giả đặt lên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
- Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Bát hương chỉ được phép dùng tro chứ không được lấy cát thay thế. Việc bỏ cát vào trong bát hương sẽ khiến gia đình gặp nhiều khó khăn, các thành viên trong nhà dễ bất hòa, sức khỏe đi xuống.
Bát hương phải được bốc bằng tro sạch đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ và đã qua sàng lọc loại bỏ tạp chất kỹ càng.
- Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ
Bàn thờ gia tiên chỉ nên thờ quan thần linh, thổ công, táo quân trong nhà và thờ nội ngoại hai bên, không nên thờ thêm. Khi thờ hai bên nội ngoại trên cùng một bàn thờ, nên dựa theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”, có nghĩa là họ nội đặt ở bên trái, họ ngoại thì đặt ở bên phải.
Nếu muốn thờ bà cô hoặc ông mãnh (người mất lúc còn trẻ) thì gia chủ có thể lập thêm bàn thờ phụ.
- Cành vàng lá ngọc đã cúng ở chùa
Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại mang về đặt trên bàn thờ và coi đó như một cách để rước lộc về nhà. Nhưng, cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói, bạn không biết thứ đó có được bày bán chỗ sạch sẽ không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không.
Hơn nữa, khi đã dâng cúng ở chùa, những cành vàng lá ngọc này có thể sẽ có vong, rồi đủ thứ bám vào... Chính vì vậy, không nên "xin lộc" cành vàng lá ngọc ở chùa để mang về đặt trên bàn thờ gia tiên để tránh ảnh hưởng xấu tới tài vận, đường công danh, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!