Tưới cây bằng nước mưa là việc tận dụng nguồn nước tự nhiên để chăm sóc cây trồng. Đây là cách tưới cây tiết kiệm nhất và thường được tận dụng trong vài tháng mùa mưa.
Theo nhiều phân tích, trong nước mưa tự nhiên có chứa nhiều các chất đa vi lượng tốt, có khả năng hỗ trợ cây trồng tăng trưởng khỏe mạnh. Trong đó thành phần chính là đạm. Và khi trời có sấm sét là lúc nước mưa chứa nhiều đạm nhất. Đó là loại phân đạm mà cây rất dễ đồng hóa, quá trình quang hợp cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó mà sau các trận mưa giông có sấm chớp thì cây trồng thường trở nên xanh tốt.
Lưu ý khi tưới nước mưa:
- Nước mưa tuy tốt nhưng chỉ nên tưới nước mưa ở một lượng vừa đủ với nhu cầu của cây. Nước mưa chứa nhiều ion hóa học, bụi và vi sinh vật mà mây đã hấp thụ và mang theo trong quá trình giao lưu trong khí quyển. Mưa càng nhiều thì các tạp chất và vi sinh vật trong nước mưa càng ít đi và khi này nước mưa sẽ càng sạch.
Những cơn mưa đầu mùa thường mang theo khói bụi công nghiệp chứa nhiều SO, CO, NO, khi gặp HO chúng dễ dàng hòa tan tạo ra những hạt axit rớt lẫn vào những hạt mưa. Khi vào đất, chúng hòa tan các các kim loại trong đất như Ca, Mg, Fe… khiến cây trồng không hấp thụ được.
Vì vậy, với những cơn mưa đầu mùa, sau khi mưa tạnh, nên phun lại nước sạch nhẹ đều lên vườn cây, giúp rửa trôi nước mưa trên mặt lá và giảm nồng độ axit trong đất.
- Trong nước mưa có nhiều chất mà nước máy không có như đạm. Ngoài ra, pH của nước mưa có tính axit nhẹ, khi thấm vào đất sẽ hòa tan một số dinh dưỡng nhất định mà cây cần. Nước máy không có những tính chất đó, và một số nơi hàm lượng Clo cao có thể gây ngộ độc cây nếu tưới lâu dài.
Tuy nhiên, nếu cơn mưa quá to, lượng nước mưa quá lớn cũng không hẳn sẽ tốt cho cây. Khi mưa lớn, đất hay giá thể thường bị bắn lên gốc, thân hoặc lá của cây rau, sẽ mang theo nhiều mầm bệnh từ đất.
Vì vậy sau các trận mưa to cần khai thông hệ thống thoát nước, nâng cao khay chậu. Tiến hành rửa sạch bùn, đất bám vào lá, cành và kết hợp cố định cây trồng ổn định để hạn chế long gốc, hư hại bộ rễ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tưới thêm những loại sau:
1. Giấm
Lá của một số loài hoa dễ chuyển sang màu vàng là do đất quá kiềm, trong khi giấm có tính axit yếu. Lúc này có thể cho một ít giấm vào đất trồng hoa để điều chỉnh môi trường axit-bazơ của đất, giúp cây xanh thích nghi tốt hơn, cải thiện khả năng hấp thụ các nguyên tố khoáng, chuyển màu xanh của lá vàng.
Phương pháp này rất phù hợp với một số loài hoa ưa đất chua như hoa trà, đỗ quyên, dành dành… đồng thời có thể cải tạo đất. Tuy nhiên, giấm ăn chúng ta ăn có chứa muối nên không nên dùng nhiều, khi cho nước vào hoa nhớ pha loãng.
2. Than củi
Chúng ta đều biết rằng than củi có thể hấp thụ các hạt bụi bẩn một cách hiệu quả và cho nó vào nước cũng có thể ngăn ngừa sự ăn mòn và làm sạch chất lượng nước. Đồng thời, thêm than củi vào cây thủy canh có thể ngăn ngừa thối rễ và thân cây hiệu quả.
3. Tro nhang muỗi
Hóa ra tro nhang muỗi rất giàu phân kali, thu gom tro nhang muỗi đã qua sử dụng, đổ tro nhang muỗi vào chậu hoa, khi tưới nước vào chậu tro hương sẽ thấm dần vào trong chậu đất, không chỉ có tác dụng diệt côn trùng mà còn có thể làm cho cành hoa chắc khỏe.