Bàn thờ không chỉ là nơi để chúng ta thờ cúng tổ tiên, mà còn là một trong những nơi giúp chúng ta thu hút thêm tài lộc và vận may. Một trong những công việc quan trọng nhất ngày Tết chính là lau dọn bàn thờ, thế nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn đang dùng nước lã để lau mà không biết điều đó là sai lầm.
Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ là nơi linh thiêng vì thế muốn lau phải lau bằng 1 trong 3 loại nước dưới đây:
1. Chuẩn bị lau bàn thờ
Điều đầu tiên cần làm trong việc bày trí bàn thờ ngày Tết là phải giữ cho nó luôn sạch sẽ. Thông thường, ông bà ta sẽ lau dọn bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp (tháng Mười Hai) âm lịch.
Trước khi dọn dẹp, chúng ta phải tắm thật sạch sẽ, chuẩn bị một đĩa trái cái và thắp hương thông báo cho ông bà tổ tiên biết rằng mình sắp lau dọn bàn thờ để tránh gặp những điều kém may mắn.
2. Những loại nước lau bàn thờ giúp tụ lộc
Dùng gừng + rượu
Khi lau dọn bàn thờ, phải dùng rượu pha loãng với gừng giã nhỏ. Theo quan niệm dân gian thì gừng và rượu có công dụng trừ tà rất tốt, nó sẽ giúp loại bỏ những vết bẩn, tẩy uế, đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi. Nhờ vậy, bàn thờ mới được sạch sẽ, thoáng mát để sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Dùng tỏi + rượu
Tỏi pha rượu không chỉ tẩy vết bẩn bám dính hiệu quả mà còn giúp cho bài vị, bát hương, bát đựng đồ lễ, chén rượu... sạch hơn.
Nấu nước bao sái 5 loại thảo dược
Nước thảo dược hay còn được gọi là nước bao sái, gồm 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn). Để có được thứ nước này, mọi người đun sôi 1,5 lít nước, sau đó cho các nguyên liệu kể trên vào, đun tiếp 2 phút rồi tắt bếp để âm. Lấy nước thảo dược lau dọn bàn thờ và đồ cúng, chú ý lau cẩn thận, tỉ mỉ để tránh rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm gia tiên.
Đặc biệt, không phải cứ Tết mới dùng, mọi người có thể ngâm sẵn rượu tỏi, gừng hoặc mua thảo dược để ở nhà để lau dọn bàn thờ thường xuyên, việc này sẽ giúp xua đi những vận xấu đang đeo bám, mang lại luồng khí mới tốt đẹp hơn.
3. Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ:
Không được xê dịch bát hương
Khi lau dọn bàn thờ không được xê dịch bát hương hay nhấc bát hương ra mà chỉ nên dùng khăn chuyên cho việc lau dọn đồ thờ đã có nhúng nước ngũ vị hương lau thành bát hương để bớt bụi bám trên đó. Một tay giữ cố định bát hương một tay lau mặt trước bát hương ( lâu mặt nhật nguyệt trước tiên rồi mới lau chỗ khác).
Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Do đó, gia chủ không nên tùy tiện động chạm di chuyển.
Không làm đổ vỡ đồ thờ khi lau dọn
Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Nếu lỡ tay phải mua ngay đồ mới, cúng tiến làm lễ sám hối an vị đồ thờ mới yên lành.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài
Nếu vì lý do nào đấy gia đình tái đảo lô hương, làm lại bát hương thì phải nhẹ nhàng rút chân hương và nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương để tôn nhang lại.
Theo người xưa trong tâm linh nếu cầm bát hương đổ hết tro hay cát có chưa cốt bát hương ra ngoài như vậy rất dễ gây “tán tài” và bất ổn.