Khăn tắm, khăn mặt là vật dụng cần thiết được chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên, sau 1-2 tháng sử dụng, nhiều người nhận thấy khăn sẽ chuyển sang màu vàng, cứng và có mùi hôi khó chịu, khó có thể khắc phục được bằng cách giặt thông thường.
1. Tại sao khăn dễ bị hôi, cứng và ố vàng sau một thời gian sử dụng?
- Không vệ sinh thường xuyên:
Khăn tắm, khăn mặt hay khăn lau tay thường tiếp xúc với cơ thể, bã nhờn, tế bào chết và các chất bẩn khác. Nếu không được giặt và vệ sinh đều đặn, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, từ đó gây ra mùi hôi.
- Phơi khăn sai cách:
Phơi khăn trong môi trường không thoáng khí, mẩm ướt hoặc phơi khăn chồng chéo lên nhau cũng là nguyên nhân khiến khăn tắm có mùi hôi. Bởi trong môi trường không thoáng khí, khăn sẽ lâu khô, độ ẩm tích tụ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi.
- Thời tiết ẩm ướt lâu ngày:
Môi trường ẩm ướt và ấm áp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, khiến khăn có mùi hôi, nhớt.
- Phơi khăn không đủ khô:
Nếu khăn tắm không được phơi khô hoàn toàn, nước còn lại trên khăn. Theo thời gian, vi khuẩn trên khăn sẽ phát triển.
2. Cách loại bỏ mùi hôi, vết bẩn trên khăn
Để làm mềm khăn, loại bỏ hết vết ố vàng và mùi hôi trên khăn, bạn có thể thêm một vài thứ vào chậu nước khi giặt khăn.
Trước tiên, bạn hãy tìm một cái chậu và đặt chiếc khăn vào chậu. Đổ một ít muối vào chậu, muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, đồng thời có thể cố định màu sắc, giúp khăn bền màu hơn.
Tiếp theo, đổ một ít baking soda vào. Baking soda là chất tẩy rửa tự nhiên, có thể làm sạch sâu khăn tắm.
Hãy đổ một ít chất tẩy rửa vào chậu. Chúng ta thường đổ mồ hôi, rất nhiều vết dầu sẽ dính trên khăn, đổ chất tẩy rửa vào chậu sẽ loại bỏ vết dầu dễ dàng hơn.
Đổ thêm một ít giấm trắng vào, loại gia vị này có thể làm mềm vết bẩn và loại bỏ cặn vôi, không chỉ có tác dụng loại bỏ vết bẩn mà còn giúp khăn mềm mại hơn.
Cuối cùng, hãy thêm nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào chậu nước. Lưu ý, không sử dụng nước nóng 100 độ để giặt khăn, điều này sẽ phá hủy các sợi vải của khăn và khiến khăn dễ bị đứt và đổi màu hơn.
Sau khi thêm nước, khuấy đều để muối và baking soda hòa tan hoàn toàn. Ngâm khăn trong dung dịch này khoảng 15 phút để làm mềm vết bẩn.
Sau khoảng thời gian này, dùng tay vò nhẹ là các vết bẩn sẽ được loại bỏ. Cuối cùng, xả sạch với nước rồi phơi ở nơi thông thoáng. Không nên phơi trong phòng tắm, vì phòng tắm rất ẩm ướt nên vi khuẩn dễ sinh sôi và xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Hãy phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ khi tiếp xúc, mạt và vi khuẩn trên khăn mới bị ánh nắng mặt trời tiêu diệt.