Rất nhiều người thích trồng hoa hồng và cẩm tú cầu đan xen nhau trong vườn hoa, bên trên là giàn hoa hồng, bên dưới là những khóm cẩm tú cầu nở rộ, quả thật rất đẹp mắt. Khi bảo dưỡng 2 loại hoa này, bạn có thể sử dụng giấm gạo, một số nguyên tố vi lượng chứa trong đó sẽ được hoa hấp thụ, giúp cây không bị thối rễ, lá không bị vàng, sâu bệnh tránh xa. Dưới đây là một số lợi ích khi dưỡng hoa bằng giấm gạo.
- Chống vàng lá
Trên thực tế, sử dụng giấm để trồng hoa có rất nhiều lợi ích, điểm đầu tiên là nó có thể điều chỉnh độ axit và độ kiềm của đất. Giống như hoa hồng và hoa cẩm tú cầu, hai loại hoa này đều ưa đất chua, đồng thời hoa đỗ quyên, dành dành, hoa nhài cũng vậy. Khi đất bị kiềm hóa, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rụng xuống, cây không phát triển bình thường được.
Bạn có thể đổ một ít giấm gạo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:40 để tưới cho hoa. 2-3 tuần tưới một lần có thể ngăn chặn lá cây chuyển sang màu vàng, nâng cao giá trị làm cảnh của cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một chút giấm vào bình khi cắm hoa để giữ hoa tươi lâu.
- Thúc đẩy sự ra rễ của hoa
Hoa hồng và cẩm tú cầu phát triển rất nhanh, rất dễ trồng và dễ nhân giống. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn nhân giống cây. Nếu không có vấn đề gì thì chỉ sau 7 ngày tính từ ngày giâm cành vào đất, rễ sẽ mọc ra và nhanh chóng trở thành cây con nếu được bảo dưỡng đúng cách.
Để tăng tỷ lệ ra rễ của cành giâm, bạn có thể pha loãng giấm với nước sạch, ngâm cành giâm vào dung dịch này vài phút trước khi giâm cành vào đất. Như vậy tỷ lệ sống của cành giâm sẽ rất cao, có tác dụng thúc đẩy sự ra rễ của cây và ngăn ngừa tình trạng rễ bị thối rữa.
- Xua đuổi sâu bệnh
Bất kể là mùa nào, hoa hồng và cẩm tú cầu cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Lúc này, bạn cũng có thể dùng nước giấm gạo.
Chuẩn bị một miếng gạc, đổ một ít giấm gạo vào miếng gạc, sau đó dùng nó để lau lá hoa, cách này không những có thể xua đuổi sâu bệnh trên lá mà còn làm lá cây xanh bóng, tràn đầy sức sống.