Hoa hồng là loại hoa được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm nồng nàn của nó. Không chỉ vậy, hoa hồng còn đa dạng màu sắc và chủng loại, có thể trồng trong chậu hoặc tạo thành vòm cổng, bức tường hoa,... tha hồ để bạn lựa chọn.
Song, loại hoa này không dành cho người lười. Muốn hoa ra nhiều, bông to rực rỡ thì bạn cần phải thường xuyên làm 3 việc này.
Thường xuyên bón phân cho cây
Hoa hồng phát triển rất nhanh, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng, đòi hỏi cần nhiều phân bón. Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ còi cọc, khó đâm chồi, ra nụ hoặc chỉ nở một vài bông trong thời kỳ nở rộ. Nhưng nếu bón phân đầy đủ, hoa sẽ nở gấp đôi, bông nào bông nấy to tròn, đẹp không tì vết.
Hoa hồng không quá kén phân bón, nhưng bạn nên bón phân tam chậm cho cây. Khi thay chậu nên cho thêm một ít phân hữu cơ hoai mục lên men lót dưới đáy chậu để cây hấp thu chất dinh dưỡng từ từ.
Trước thời kỳ ra hoa bón thêm một ít phân kali dihydrogen photphat. Nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 rồi tưới vào gốc và phun lên lá, như vậy không lo hoa không nở, thời gian ra hoa cũng kéo dài hơn.
Thường xuyên tưới nước và phơi nắng
Để bảo dưỡng hoa hồng thì không thể thiếu ánh nắng mặt trời. Loại cây này ưa nắng nên bạn không thể trồng cây trồng môi trường bán râm hay ánh sáng tán xạ được. Nếu để cây trong môi trường ít ánh sáng, lá sẽ nhạt màu, cây ít ra nụ và hầu như không nở hoa.
Nếu có đủ ánh sáng, lá và chồi non sẽ mọc ra nhiều hơn, đồng thời lá sẽ có màu xanh tươi trông khác hẳn. Số lượng ra hoa nhiều, bông to tròn và màu sắc rực rỡ, tươi tắn hơn trông rất bắt mắt.
Ngoài ra, khi trồng hoa hồng bạn cần phải siêng tưới nước cho cây, không được để đất chậu quá khô. Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của hoa hồng mà còn ảnh hưởng sự ra hoa và chất lượng của hoa. Do đó, cần tưới nước kịp thời cho hoa hồng, đặc biệt là vào mùa hè.
Cắt tỉa thường xuyên
Nhiều bạn cho rằng khi trồng hoa hồng, phơi nắng, bón phân, tưới nước là đủ, song việc cắt tỉa cho cây cũng quan trọng không kém.
Nếu cây quá rậm rạp, bạn nên cắt bỏ hết những cành tăm không có khả năng ra hoa, đồng thời cắt tỉa những cành sâu bệnh để ngăn chặn tình trạng sâu bệnh lây lan, tập trung chất dinh dưỡng kích thích cây nảy mầm mới, ra hoa.
Sau mỗi đợt ra hoa, bạn cũng nên cắt tỉa hàng loạt, loại bỏ những bông hoa đã héo tàn, tránh để cây hình thành quả, như vậy sẽ tập trung chất dinh dưỡng để cây ra hoa đợt mới.