Hiện nay việc trồng rau trên ban công, trên sân thượng không còn quá mới. Người dân tại các thành phố thường tận dụng ban công, sân thượng để trồng rau sạch, vừa tiết kiệm vừa có thể thư giản, tập thể dục.
Việc trồng rau trên sân thượng không quá khó nhưng cũng cần phải trang bị cho mình một số kiến thức, một số lưu ý khi trồng rau trên sân thượng, ban công để tăng năng suất của rau và để bảo vệ ngôi nhà và bảo vệ những người xung quanh.
1. Trồng thủy canh hoặc giá thể
Trồng rau ngoài ban công có thể dùng đất để trồng vào chậu, tuy nhiên hiện nay trồng thủy canh hoặc giá thể được khuyến khích nhiều hơn. Khi trồng không cần đất nhìn đẹp mắt, sạch sẽ và hợp vệ sinh, có thể trồng tới đâu ăn tới đó. Trồng thủy canh so với trồng đất có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt nhiều bạn không tìm được loại đất phù hợp để trồng thì trồng không đất dễ dàng và đơn giản hơn nhiều.
2. Chọn loại cây phù hợp
Khi trồng ngoài ban công có ít ánh nắng, cố gắng chọn các loại rau ăn lá, như xà lách, rau muống,… Những loại cây này có yêu cầu về ánh sáng mặt trời không khắt khe. Nếu trồng rau ăn quả, bộ rễ sâu dễ bị vàng lá. Chu kỳ sinh trưởng của rau xanh ngắn, ít sâu bệnh, khoảng bốn mươi ngày là có thể thu hoạch nên trồng ban công càng thích hợp.
3. Quản lý nước và phân
Bất kể là trồng thủy canh hay giá thể, việc quản lý nước và phân bón đều rất quan trọng. Nhiều bạn nói trồng rau thủy canh khó quá, vì phải pha dung dịch dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của rau và hàm lượng oxy trong nước. Khi trồng giá thể cần kiểm soát lượng nước tưới.
Ví dụ, sau khi trồng cây con, cũng giống như trồng đất, phải tưới nước một lần. Giảm khoảng cách giữa bộ rễ và giá thể, nếu tưới thiếu nước, cây con sẽ không hút nước được dẫn tới chậm lớn, thậm chí ngừng sinh trưởng. Và khi tưới nước trước khi cây con không nên bón thêm bất kỳ loại phân hóa học nào để tránh nồng độ quá cao gây hại cho bộ rễ.
4. Dùng rọ trồng
Khi trồng rau thủy canh nên cho rọ trồng vào thùng xốp, sau đó rải một ít đá trân châu để cố định bộ rễ. Đồng thời phải có dung dịch dinh dưỡng phù hợp với rau thủy canh, cộng với máy sục khí để bộ rễ có khả năng hút oxy. Những vật liệu này tương đối dễ mua.
Trong cây trồng không cần đất có thể dùng bã dừa, phân trùn quế, mùn cưa… cho vào máng trồng hoặc túi trồng, sau khi trồng rau xanh để thúc nhanh nảy mầm có thể bón lót trực tiếp với chi phí khá thấp.