MB88
VT88

Vợ chồng Hà Nội cải tạo nhà cũ 40 năm thành nơi thờ tự, dạy con nhớ về cội nguồn

Tuy có thể dùng thứ này để tưới cây lưỡi hổ, nhưng tuyệt đối không nên tưới trực tiếp.

Cây lưỡi hổ là một loài thực vật thân thảo sống lâu năm. Đây là loại cây cảnh lá rất phổ biến. Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện bóng râm, vì vậy rất phù hợp đặt trong phòng khách hoặc phòng ngủ. Tương tự như các loại cây cảnh như trầu bà, vạn niên thanh, nha đam,… lưỡi hổ cũng có giá trị thẩm mỹ cao. Lá cây cứng cáp, thẳng đứng với các sọc vàng, trắng, nhìn đẹp hơn nhiều so với lá của phần lớn các loại cây khác.

Không những vậy, lưỡi hổ trong phong thủy còn được coi là cây trấn trạch, giúp chiêu tài hút lộc, bảo vệ sự bình yên cho gia đình. Cây còn được ví như “máy lọc không khí mini” vì khả năng hấp thụ bụi bẩn, chất độc hại trong không khí rất hiệu quả.

Đừng chỉ tưới nước lã cho cây lưỡi hổ, thêm thứ này vào tưới 1 tháng/lần, lá xanh như ngọc, cây cao tới 2m - 1

Loại cây cảnh lá này cũng rất dễ chăm. Trong quá trình trồng, chỉ cần tưới cho cây “một loại nước” là đủ giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh mẽ như đang trong thời kỳ phát triển, thậm chí còn nhanh chóng đầy chậu. Vậy loại nước ấy là gì?

Tưới cây lưỡi hổ bằng nước bia pha loãng

Như đã nói ở trên, cây lưỡi hổ rất dễ trồng, nhưng vẫn có một số người không chăm được tốt. Trên thực tế, bạn có thể dùng nước bia pha loãng để tưới cây.

Loại nước này có nhiều lợi ích với cây lưỡi hổ. Trong bia có chứa một lượng lớn khí CO₂, đây là chất có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây và hỗ trợ quang hợp. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn đất bị nén chặt.

Ngoài ra, bia còn chứa nhiều đường và protein, đóng vai trò là chất dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh và khỏe hơn, từ đó dễ dàng lan ra đầy chậu.

Đừng chỉ tưới nước lã cho cây lưỡi hổ, thêm thứ này vào tưới 1 tháng/lần, lá xanh như ngọc, cây cao tới 2m - 2

Tuy có thể dùng bia để tưới cây, nhưng tuyệt đối không nên tưới trực tiếp. Trước khi sử dụng, cần pha loãng bia với nước sạch, tránh làm tổn thương rễ cây do nồng độ cao. Tỷ lệ pha loãng phù hợp là 50 phần nước sạch với 1 phần bia. Ở nồng độ này, cây hấp thụ tốt mà không bị hại rễ. Nếu không pha loãng và đổ trực tiếp vào chậu, rễ cây rất dễ bị thối.

Ngoài ra, tần suất tưới cũng rất quan trọng. Không thể ngày nào cũng tưới nước bia cho cây lưỡi hổ được. Thông thường, chỉ cần 1 khoảng 2 tháng tưới một lần là được. Cách này cũng giúp tránh thu hút côn trùng và hạn chế tình trạng thối rễ, đồng thời làm cho đất tơi xốp hơn.

Có người trồng cây lưỡi hổ và cứ mỗi 2 tháng lại tưới bia một lần, giờ cây đã phát triển um tùm, lá xanh như ngọc, chồi non bật lên tua tủa như đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh.

Ngoài tưới bia pha loãng cho cây, bạn cũng có thể dùng nó để lau lá. Cách này mang lại nhiều lợi ích: thứ nhất là làm sạch bề mặt lá, thứ hai là giống như bón phân qua lá. Khi lau vài lần, bạn sẽ thấy lá cây lưỡi hổ trở nên xanh mướt, sáng bóng hơn.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các loại cây như trầu bà, trúc phú quý, trầu bà lá xẻ,… giúp cây phát triển tốt hơn.

Đừng chỉ tưới nước lã cho cây lưỡi hổ, thêm thứ này vào tưới 1 tháng/lần, lá xanh như ngọc, cây cao tới 2m - 3

Một số lưu ý trong chăm sóc cây lưỡi hổ hàng ngày

Trong quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ hàng ngày, muốn cây phát triển tốt thì bạn cần chú ý thêm những yếu tố sau:

- Đất trồng

Cây lưỡi hổ ưa sinh trưởng trong đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có tính axit nhẹ, vì vậy trong việc chọn đất, nên tự chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng thay vì chỉ dựa vào đất bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh, vốn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Khi tự trộn đất, bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu như: đất vườn thông thường, đất mùn lá mục, lá thông khô và cát mịn, theo tỷ lệ 1:2:1:0,5. Loại đất này không chỉ tơi xốp, thoáng khí mà còn thích hợp cho nhiều loại cây cảnh khác nhau, đối với cây dễ sống như lưỡi hổ thì lại càng phù hợp.

Đừng chỉ tưới nước lã cho cây lưỡi hổ, thêm thứ này vào tưới 1 tháng/lần, lá xanh như ngọc, cây cao tới 2m - 4

- Điều kiện nhân giống

Nhiều người yêu thích cây lưỡi hổ muốn nhân giống bằng cách cắt lá thành từng đoạn nhỏ, rồi giâm trực tiếp vào chậu đất, chờ rễ mọc và cây phát triển, chỉ từ vài lá có thể trồng ra nhiều chậu mới.

Tuy nhiên, để giâm cành thành công, cần đáp ứng nhiều điều kiện, như nhiệt độ phải phù hợp, đất trồng phải thật tơi xốp. Trong vài ngày đầu sau khi giâm, không được để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Trước khi giâm, nên nhúng phần cắt vào thuốc kích rễ để tăng khả năng ra rễ. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ sống khi giâm cành.

Đừng chỉ tưới nước lã cho cây lưỡi hổ, thêm thứ này vào tưới 1 tháng/lần, lá xanh như ngọc, cây cao tới 2m - 5

- Yêu cầu về nước

Về mặt tưới nước, tuy cây lưỡi hổ ưa ẩm, nhưng rất dễ bị úng, nên không được tưới nước quá nhiều hay tưới kiểu “ngập chậu”. Cách tốt nhất là khi thấy nước bắt đầu rỉ ra dưới đáy chậu thì dừng, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.

Nguyên tắc chung khi tưới nước là không khô không tưới, đã tưới thì tưới đẫm. Nếu cần tính theo ngày thì chỉ cần tưới 1–2 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, vào mùa hè, do thời tiết nóng và đất nhanh khô, có thể tăng lên thêm 2 lần tưới mỗi tuần là hợp lý.

Đừng chỉ tưới nước lã cho hoa giấy! Hãy thêm thứ này vào, cây phát triển khỏe mạnh, nở hoa rực rỡ quanh năm