Căng thẳng tốt và xấu
Căn thẳng có thể gây ra những phản ứng sau:
Phản ứng tích cực là một phần bình thường trong sự phát triển và được đặc trưng bởi sự gia tăng nhẹ về nhịp tim và tăng nhẹ mức độ hormone.
Phản ứng chấp nhận được kích hoạt các hệ thống cảnh báo ở mức độ lớn hơn do những khó khăn. Nguyên nhân có thể là một cuộc chia tay hoặc một chấn thương, nhưng cơ thể có thể chịu đựng được.
Phản ứng tiêu cực là không bình thường và gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Nhưng để hiểu tại sao cơ thể phản ứng theo những cách khác thì chúng ta nên phân biệt giữa các loại căng thẳng khác nhau:
1. Căng thẳng cấp tính
Căng thẳng cấp tính là loại phổ biến nhất. Đó là phản ứng đối với một thách thức hoặc sự kiện mới. Bạn có thể phạm sai lầm trong công việc, cãi nhau với bạn thân hoặc có một nhiệm vụ phức tạp ở nơi làm việc, trường học.
Bạn dạy con đi xe đạp và nó sẽ là một căng thẳng cấp tính cho cả hai nhưng đồng thời, nó sẽ rất vui.
Lượng căng thẳng cấp tính phù hợp có thể kích thích não bộ và giúp ích cho sức khỏe của bạn. Trong các nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng những căng thẳng ngắn ngủi đã giúp các tế bào gốc cải thiện hiệu suất tinh thần.
Tuy nhiên, quá ít căng thẳng có thể dẫn đến sự nhàm chán và thậm chí trầm cảm.
2. Căng thẳng cấp tính chồng chất
Khi căng thẳng cấp tính xảy ra thường xuyên, nó được gọi là căng thẳng cấp tính chồng chất. Nếu bạn lo lắng mọi lúc về những điều nhỏ nhặt thì sẽ gây ra cảm giác tiêu cực. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đầu và hệ thống miễn dịch yếu.
Đó là lý do bạn nên điều chỉnh lối sống và rèn luyện bản thân để không vướng phải căng thẳng cấp tính chồng chất.
Những người nóng tính và lo lắng thường xuyên sẽ dễ bị căng thẳng cấp tính chồng chất.
3. Căng thẳng mãn tính hoặc độc hại
Khi căng thẳng cấp tính chồng chất không được giải quyết và kéo dài thì sẽ trở thành mãn tính. Nguyên nhân của nó có thể là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một công việc tồi tệ hoặc nghèo đói.
Căng thẳng mãn tính rất nguy hiểm. Nó có thể hủy hoại sức khỏe thể chất, tinh thần và thậm chí dẫn đến ung thư, bệnh tim và béo phì. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính thậm chí có thể làm tăng mức độ của một số hormone gây rối loạn trí nhớ.
Đôi khi nguyên nhân của căng thẳng mãn tính có thể là từ một tuổi thơ khó khăn. Trong trường hợp này, một số người thử điều trị tâm thần hoặc thiền định. Nếu bạn nhận thấy rằng ngày qua ngày, cuộc sống của mình trở nên phức tạp hơn và tiêu cực hơn thì hãy ngay lập tực thay đổi lối sống, thói quen, suy nghĩ tích cực lên để không bị rơi vào căng thẳng mãn tính.