Tác dụng chống ung thư của khoai lang đã được chứng minh trong 1 nghiên cứu công bố năm 2014 tại Nhật Bản. Các nhà khoa học thuộc Sở nghiên cứu phòng ngừa ung thư Nhật Bản đã tiến hành khảo sát 26.000 người trong 1 thời gian dài.
Kết quả cho thấy rau củ có vai trò nhất định trong việc chống ung thư và họ còn lập ra danh sách 20 món ăn từ rau củ ức chế tế bào ung thư tốt nhất. Thật bất ngờ khi khoai lang chiếm trọn 2 vị trí quán quân và á quân. Cụ thể, tỷ lệ chống ung thư ở khoai lang nấu chín là 98,7% và khoai lang sống là 94,4%.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, protein. Nhưng đặc biệt, nó chứa nhiều chất xơ, caroten, pectin, axit amin, các loại vitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như canxi, kali… Nhờ vậy nó giúp bảo vệ toàn vẹn cấu trúc của tế bào biểu mô người và ngăn chặn các chất gây ung thư.
Ngoài ra, 1 nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đăng trên Tạp chí Sinh hóa dinh dưỡng (Journal of Nutritional Biochemistry) cũng đưa ra kết quả tương tự. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng khoai lang tím có tác dụng lớn đến phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư ở cấp độ 1, 2 mà không để lại tác dụng phụ nào.
Nhà khoa học Jairam KP Vanamala, thuộc nhóm nghiên cứu trên cho hay: “Khi vi khuẩn ăn các chất tinh bột có trong khoai lang tím, chúng có thể tự chuyển đổi thành 1 loại axit béo có lợi, chẳng hạn như axit butyric. Đây là loại axit có thể điều tiết chức năng miễn dịch của đường ruột, giúp ức chế chứng viêm mãn tính và khiến các tế bào ung thư tự hủy diệt”.
4 nhóm người không nên ăn khoai lang
Mặc dù khoai lang rất tốt cho sức khỏe, chống lại cả bệnh ung thư nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn nó thường xuyên. Các chuyên gia y tế khuyến cáo 4 nhóm người sau đây tốt nhất nên tránh xa loại thực phẩm này:
1. Người mắc bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi trong khi khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… Nên nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
2. Người mắc bệnh dạ dày
Người mắc bệnh về dạ dày, nhất là bệnh mãn tính không nên ăn khoai lang, đặc biệt là khoai lang sống. Điều này làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, dẫn đến những triệu chứng như đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh tình nặng hơn.
3. Người tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa kém tốt nhất là tránh xa hoặc hạn chế ăn khoai lang. Vốn là thực phẩm chứa nhiều đường, khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua, khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
4. Người đang đói bụng
Khoai lang có chỉ số đường huyết cao, ăn lúc đói có thể kích thích tiết axit dạ dày, dẫn đến trào ngược axit và ợ chua, trướng bụng, buồn nôn.
Ngoài ra, khoai lang là thực phẩm ít chất béo và ít đạm nên đừng vì giảm cân mà dùng nó làm thực phẩm chính, sẽ gây suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch. Cũng đừng ăn khoai lang có đốm đen, mọc mầm… hay ăn chung với 1 số thực phẩm như hồng, chuối, hải sản để tránh ngộ độc.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This, Healthline