Đối với mỗi con người, sức khỏe chắc chắn là điều quý giá nhất mà chúng ta có. Gan có chức năng giải độc rất tốt, các chất độc sinh ra trong cơ thể chúng ta cũng được đào thải ra ngoài thông qua hoạt động của gan.
Nếu gan bị tổn thương thì cơ thể chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nên một khi gan có vấn đề thì phải kịp thời điều chỉnh. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần hết sức lưu ý đến những thay đổi của cơ thể mình khi gan có vấn đề. Dưới đây là 3 biểu hiện ở bàn tay cho thấy gan của bạn đang không khỏe, tuyệt đối đừng bỏ qua.
1. Móng tay chuyển sang màu vàng
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bỗng dưng thấy móng tay có xu hướng ngả sang màu vàng thì bạn nên chú ý kịp thời để xem gan của mình có vấn đề gì hay không.
Nhiều người không hiểu móng tay ngả vàng là như thế nào, thực tế cũng giống như khi chúng ta gọt vỏ quả cam, bàn tay và móng tay chúng ta sẽ có màu hơi vàng vàng do màu nước của vỏ cam để lại. Vậy móng tay ngả vàng do bệnh gan gây ra cũng tương tự như vậy, khi gan bị tổn thương, móng tay không những ngả vàng mà còn dễ gãy.
Trên thực tế, không chỉ móng tay bị ố vàng mà nhãn cầu của chúng ta cũng bị ngả sang màu vàng do tế bào gan không thu nhận được bilirubin. Kết quả là bilirubin bị đào thải ứ đọng trong cơ thể, trước tiên sẽ gây vàng móng, vàng mắt và vàng da, vì vậy khi xảy ra vấn đề này, chúng ta phải chú ý kịp thời.
2. Có đốm trên lòng bàn tay
Khi gan của chúng ta có vấn đề gì thì lòng bàn tay cũng sẽ đưa ra những chỉ dẫn rất rõ ràng.
Khi trên lòng bàn tay xuất hiện những nốt đỏ thì lúc này chúng ta phải đặc biệt chú ý, rất có thể cơ thể đang gặp phải vấn đề về gan. Điều này xảy ra sở dĩ là bởi các chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài kịp thời và quá trình trao đổi chất của gan bị ảnh hưởng sẽ gây ra các nốt mụn ở lòng bàn tay.
3. Ngón giữa trở nên mỏng hơn
Khi gan của chúng ta có vấn đề thì ngón giữa sẽ có những thay đổi rất rõ ràng, ngón tay này trở nên nhỏ hơn, thanh mảnh hơn một cách bất thường so với các ngón còn lại.
Nhiều người cũng nhận thấy khi gan có vấn đề thì phần đầu ngón tay giữa sẽ to hơn phần dưới, và có khe hở giữa ngón giữa và 2 ngón tay bên cạnh (ngón trỏ và ngón áp út) cũng tương đối to nên lúc này cần đến bệnh viện để khám kịp thời.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy