Khoai tây là một trong những nguyên liệu nấu ăn tại nhà có vô số cách chế biến, vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn 5 - 6 củ khoai tây mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ đến 40%.
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
1. Dưỡng nhan
Khoai tây là một loại rau quả tính kiềm, có lợi cho sự cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, trung hòa các chất axit sinh ra sau quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp nhuận tràng, giải độc, làm đẹp và chống lão hóa nhất định.
2. Giảm đau
Trong khoai tây, chất xơ khá "mỏng manh", không gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, nếu hàm lượng solanin ở mức an toàn, nó có thể làm dịu cơn đau quặn và có tác dụng điều trị nhất định đối với cơn đau do co thắt đường tiêu hóa.
3. Giảm huyết áp, sưng tấy
Kali có trong khoai tây có thể thay thế natri trong cơ thể, đồng thời đào thải natri ra bên ngoài. Điều này có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh nhân cao huyết áp và viêm thận, phù nề.
3 loại khoai tây không nên mua, ăn
Tuy nhiên, có 3 loại khoai tây bạn tuyệt đối đừng nên mua dù rẻ mấy đi chăng nữa bởi nó có thể gây hại, độc cho sức khỏe.
1. Vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh
Nếu vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh có nghĩa là hàm lượng độc tố solanin bên trong đã cao, vượt qua ngưỡng an toàn đối với cơ thể con người. Một số người tiếc rẻ sẽ cắt bỏ phần xanh sâu xuống vì nghĩ như vậy là an toàn nhưng thực chất bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
2. Khoai tây nảy mầm hoặc thối rữa
Cũng giống như khoai tây chuyển sang màu xanh, khoai tây khi mọc mầm sẽ sản sinh ra hàm lượng solanin. Ăn một lượng rất nhỏ solanin chưa chắc đã gây hại cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn 0.2 - 0.4g solanin một lần thì bạn đã có thể bị ngộ độc. Hơn nữa, solanin là một chất tương đối ổn định, các phương pháp nấu ăn thông thường không thể phá hủy được.
Đối với khoai tây thối rữa, cũng giống như các loại thực phẩm bị hư hỏng khác, chất độc aflatoxin sẽ hình thành trong quá trình nấm mốc phát triển. Chỉ cần ăn 1mg chất này cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ăn vào tới 20mg aflatoxin một lần thì khả năng tử vong rất cao.
3. Khoai tây "tân trang"
Khoai tây khi có vấn đề đều sẽ biểu hiện ra bên ngoài vỏ. Nếu củ khoai có "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" thì bạn nên dè chừng.
Củ khoai có bề ngoài nhẵn, hầu như không có đất hoặc ít đất dễ bị hư hỏng sau thời gian bảo quản ngắn. Các chuyên gia cho rằng, khoai tây như vậy là loại đã được "tân trang", nhiều khả năng gây ngộ độc.
3 lưu ý khi ăn khoai tây
Ngoài ra, khi ăn khoai tây, bạn chớ mắc phải 3 sai lầm này kẻo mang bệnh vào người.
1. Thường xuyên ăn khoai tây chiên
Chiên khoai tây là cách ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên khi chiên cũng sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của khoai, biến nó thành đồ ăn vặt. Điều này là do hàm lượng cholesterol và chất béo trong khoai tây chiên rất cao, nếu ăn thường xuyên sẽ chỉ gây hại cho sức khỏe của gan, mạch máu và ruột.
2. Ăn với chuối
Nếu bạn ăn khoai tây và chuối cùng nhau sẽ gây ra tác dụng hóa học, làm cho người bệnh mọc các nốt mụn. Do đó, mọi người nên chờ ít nhất 15 phút sau khi ăn khoai tây rồi mới ăn chuối hoặc ngược lại.
3. Ăn khoai cả vỏ
Chất solanin chứa trong khoai tây thường tích tụ nhiều nhất ở phần vỏ. Vì vậy khi ăn khoai tây bạn nên gọt vỏ.
Một điều lưu ý nữa là tốt nhất bạn nên tiêu thụ ít cơm khi ăn khoai tây, vì khoai tây cũng là một loại lương thực, ăn nhiều với cơm dễ dẫn đến béo phì.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This