Tuyến tụy là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa với chức năng chính là tiết ra insulin, glucagon và tiêu hóa protein, đường lẫn chất béo. Đồng thời, nó còn thúc đẩy chất dinh dưỡng vào các cơ và mô của cơ thể để hỗ trợ cơ thể hoạt động sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, tuyến tụy vốn rất mỏng manh nên dễ mắc ung thư dưới tác động của những thói quen sinh hoạt xấu. Nếu sau bữa ăn mà bạn gặp phải các hiện tượng sau thì nên cẩn thận với nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
1. Buồn nôn và nôn mửa
Mặc dù các vấn đề về đường tiêu hóa có thể xảy ra thường xuyên sau khi ăn, nhưng nếu gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn mửa thì bạn không nên chủ quan bỏ qua. Khi triệu chứng này kéo dài, bạn nên cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Vì tuyến tụy nằm sâu trong khoang bụng trên của cơ thể con người, nó được bao quanh bởi các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày.
Khi các tế bào khối u tiếp tục tăng sinh thì nó sẽ chèn ép đến tận cùng của dạ dày, khiến cho dung tích dạ dày bị giảm sút và không thể tiêu hóa thức ăn một cách bình thường. Không những vậy, sự xâm lấn của khối u sẽ còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, lúc này bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như nôn, buồn nôn.
2. Đau bụng
Sau khi ăn xong mà có hiện tượng đau bụng thì bạn cũng nên cẩn thận với nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Sở dĩ có triệu chứng này là do sau khi ăn, gánh nặng lên tuyến tụy ngày càng nặng nề, ngoài ra tế bào ung thư sẽ kích thích tuyến tụy. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau bụng rõ rệt.
3. Tiêu chảy
Bản thân tuyến tụy là một bộ phận của hệ tiêu hóa nên sức khỏe của nó cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do sự tổn thương từ các tế bào ung thư xấm lấn lên tuyến tụy nên làm giảm khả năng tiết men tiêu hóa, dẫn đến mật không thể đào thải ra khỏi cơ thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy.
4. Bài tiết khác thường
Bài tiết là quá trình đào thải phân và nước tiểu nên khi cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể nhận thấy màu phân thải ra rõ màu vàng, nước tiểu trong suốt hoặc có màu vàng nhạt.
Nhưng nếu mắc ung thư tuyến tụy thì phân của bệnh nhân có thể ra màu vàng sẫm hoặc màu đất nung. Điều này là do khối u tuyến tụy đè nén sỏi ống mật và ngăn cản bilirubin chuyển hóa thành chất bài tiết nên làm thay đổi màu sắc của phân lẫn nước tiểu.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet