4 loại “ung thư hôn nhân”, 1 trong 2 người mắc phải người còn lại nên đi kiểm tra sớm

Nguyên nhân của ung thư vợ chồng phần lớn do cả 2 có chung thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Chia sẻ

Những trường hợp vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư giống nhau

Vào đầu năm nay, một người đàn ông tên Hua Ge (53 tuổi) và vợ đến Bệnh viện thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc khám bệnh và phát hiện ra cả 2 đều bị bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú.

Cuộc sống của 2 vợ chồng này rất bình thường, có 2 đứa con gái, người vợ ở nhà nội trợ, chồng đi làm ở công trường.

4 loại “ung thư hôn nhân”, 1 trong 2 người mắc phải người còn lại nên đi kiểm tra sớm - 1

2 vợ chồng rất ít khi đi khám sức khỏe, đến cuối tháng 1 năm nay, thôn tổ chức khám miễn phí nên mới phát hiện mình bị nhân giáp. 2 người được khuyên nên tới bệnh viện lớn để kiểm tra thêm. Kết quả sau khi xét nghiệm khiến cho cả 2 vợ chồng không thể tin nổi.

Một trường hợp khác được truyền thông Trung Quốc đưa tin, đó là một phụ nữ 42 tuổi nhận thấy phân loãng bất thường nhưng không đi khám. Sau đó, tình trạng tiến triển nặng, đau bụng kéo dài mới chịu đến bệnh viện. Bệnh nhân cứ nghĩ mình bị khó tiêu, không muốn tiến hành nhiều xét nghiệm phiền phức.

Tuy nhiên, kết quả nội soi cho thấy người phụ nữ này bị ung thư trực tràng. Điều bất ngờ hơn nữa là ngay sau đó, chồng của cô cũng có triệu chứng tương tự và được chẩn đoán mắc ung thư giống vợ.

Ung thư hôn nhân là gì?

Ung thư hôn nhân là một dạng ung thư xảy ra ở cả 2 vợ chồng cùng một thời điểm, hoặc người này sau người kia. Điều đáng nói đây không phải kiểu bệnh truyền nhiễm vì nó không lây.

Sau khi loại trừ hết các yếu tố di truyền cơ bản nhất, sự xuất hiện của ung thư liên quan mật thiết đến lối sống giống nhau của 2 vợ chồng. Vì vậy, nếu 1 trong 2 vợ chồng có thói quen sinh hoạt xấu, người còn lại cũng bị ảnh hưởng.

4 loại “ung thư hôn nhân”, 1 trong 2 người mắc phải người còn lại nên đi kiểm tra sớm - 3

Ví dụ, 1 cặp vợ chồng cùng ăn 1 loại thực phẩm, uống cùng một nguồn nước ô nhiễm trong thời gian dài, thường ăn đồ thừa có nhiễm độc tố aflatoxin lâu ngày… Đó đều là những nguyên nhân khiến cho cả 2 vợ chồng cùng mắc bệnh giống nhau.

Ngoài ra, thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường, ít chất xơ, thường ăn đồ cay nóng cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Những yếu tố nguy cơ cao này dễ dẫn tới ung thư đường tiêu hóa.

Một ví dụ khác, nếu 1 trong 2 vợ chồng hút thuốc lá quanh năm, người còn lại sẽ hút thuốc lá thụ động, cả 2 đều thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư miệng và ung thư phổi.

Vì vợ chồng có mối quan hệ gần gũi, nếu cả 2 cùng lúc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư, đương nhiên bệnh ung thư sẽ xảy ra.

Ung thư hôn nhân không phải quá đáng sợ, chỉ cần chú ý và quan tâm nhiều hơn tới thói quen sinh hoạt là có thể phòng ngừa được bệnh.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư hôn nhân nhất

- Vợ chồng có chế độ ăn uống không lành mạnh: Ung thư đường tiêu hóa

Chế độ ăn uống không hợp lý trong thời gian dài như ăn nhiều đồ muối chua sẽ dễ gây ung thư đường tiêu hóa. Những thực phẩm muối chua nếu không được bảo quản đúng cách dễ tạo ra chất gây ung thư như nitrosamine và hydrocacbon thơm đa vòng trong thời gian dài. Bởi vì 2 vợ chồng đều thích ăn nên có khả năng cao sẽ mắc ung thư giống nhau.

- Vợ chồng sống trong môi trường ô nhiễm: Ung thư phổi

Thuốc lá hay khói thuốc lá đều chứa rất nhiều chất độc hại. Nếu trong nhà có 1 thành viên hút thuốc lá, những người khác đều bị ảnh hưởng, nguy cơ ung thư phổi sẽ tăng lên nhiều.

Ngoài khói thuốc, khói bếp nấu nướng, các chất độc hại từ đồ trang trí nhà cửa… cũng dễ gây nguy hại cho các thành viên trong gia đình.

4 loại “ung thư hôn nhân”, 1 trong 2 người mắc phải người còn lại nên đi kiểm tra sớm - 4

- Vợ chồng sống trong đau khổ: Nhiều loại ung thư khác nhau

Tình cảm vợ chồng dễ ảnh hưởng lẫn nhau, nếu 1 trong 2 người thường có những cảm xúc tiêu cực bủa vây trong thời gian dài, tinh thần của người còn lại cũng bị ảnh hưởng theo. Đời sống về tinh thần, tính cách, cảm xúc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung như vú.

- Vợ chồng không chú ý tới việc phòng bệnh: Ung thư gan

Trong phần lớn các trường hợp ung thư vợ chồng đều là ung thư gan. Nguyên nhân do viêm gan B gây ra, đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư gan. Nếu 1 trong 2 vợ chồng mắc viêm gan B mà không chú ý tới việc điều trị, phòng ngừa thì có thể lây qua người còn lại. Bệnh viêm gan B có thể lây qua đường tình dục.

Không chỉ là ung thư hôn nhân, 4 bệnh này có khả năng lây nhiễm cao

1. Nhiễm trùng đường sinh dục

Nhiễm trùng đường sinh dục về cơ bản do nhiễm vi khuẩn. Ngoài yếu tố vệ sinh cá nhân, vi khuẩn có thể lây qua hoạt động tình dục. Nếu 1 trong 2 vợ chồng bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì cần sớm chữa trị và khi quan hệ tình dục cần sử dụng biện pháp an toàn.

4 loại “ung thư hôn nhân”, 1 trong 2 người mắc phải người còn lại nên đi kiểm tra sớm - 5

2. Bệnh ngoài da truyền nhiễm

Các bệnh về da lây truyền như nấm móng, vẩy nến, chàm, viêm da thần kinh… cần chú ý tới việc không sử dụng đồ chung với nhau như dép, khăn tắm, quần áo.

3. Helicobacter pylori

Ai cũng biết rằng vi khuẩn Helicobacter pylori là một yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày và nó có khả năng cao lây nhiễm cho cả gia đình thông qua việc chia sẻ đồ ăn.

4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS và giang mai

Nếu không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai rất dễ lây lan. Bên cạnh những nguyên nhân thông thường, việc dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu cũng rất dễ lây nhiễm bệnh.