Khi nhắc đến ung thư, không ai là không sợ hãi, bởi ung thư có thể khiến một người khỏe mạnh với khuôn mặt sáng sủa héo mòn với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đồng thời cũng có thể khiến một gia đình khá giả, cuộc sống sung túc nhanh chóng suy sụp vào cảnh nghèo đói. Hơn nữa, hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư, bạn có thể thường xuyên thấy tin tức trên mạng xã hội rằng một số người trẻ đã qua đời vì ung thư, thậm chí cả những người còn rất trẻ, ở độ tuổi dưới 30...
Trong thời đại mà ung thư ngày càng ảnh hưởng đến người trẻ, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách nào?
Phải thừa nhận rằng hầu hết các bệnh ung thư không thể phòng ngừa được chỉ bằng một mũi vắc xin, và không có loại thuốc hay thực phẩm cụ thể nào có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ mắc bệnh ung thư. Nhưng ung thư thực sự có liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống.
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho việc phòng chống ung thư, chúng đều có hương vị thơm ngon, giá thành rẻ và quen thuộc với mọi gia đình.
1. Trái cây và rau quả tươi
Rau quả tươi có rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người, ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nó còn có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư.
Điều này là nhờ 2 thành phần chính có trong rau quả tươi: vitamin và thành phần chống oxy hóa. Trái cây và rau quả tươi rất giàu vitamin C, đặc biệt là chà là, kiwi, dâu tây, quýt, cam, ớt chuông, bắp cải đều có hàm lượng vitamin C tuyệt vời. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh, có thể ức chế quá trình chuyển hóa nitrit thành nitrosamine, là chất gây ung thư và cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Trong khi đó, cà rốt, rau diếp xoăn, cà chua, hành tím, bắp cải tím và các loại rau sẫm màu khác chứa nhiều thành phần chống oxy hóa hơn, chẳng hạn như beta-carotene, lycopene, anthocyanin, quercetin... có thể giúp cơ thể con người loại bỏ các gốc tự do, chống viêm và còn có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Đặc biệt, các loại rau họ cải, rau lá xanh có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường ăn các loại rau họ cải và rau lá xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Trong số đó, các loại rau họ cải còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư vú.
Ngoài ra, ăn nhiều rau còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư vảy thực quản (adeno); ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa lớn, như ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Các bác sĩ luôn khuyến nghị mọi người nên ăn ít gạo trắng và mì tinh chế hơn, thay vào đó là tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt trong thực phẩm chủ yếu của mình. Bởi vì so với mì gạo trắng tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin B và khoáng chất hơn, đồng thời còn có thể ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn, có lợi cho sức khỏe hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt không chỉ có thể kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch mà còn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và lúa mạch được đặc biệt khuyên dùng vì chúng rất giàu beta-glucan. Đây là loại chất xơ hòa tan trong nước, có khả năng hấp thụ nước và nở ra để tăng cảm giác no, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột, đồng thời cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.
3. Các sản phẩm từ đậu nành
Ăn đủ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chẳng hạn, Đại học Quốc gia Singapore đã tiến hành một cuộc khảo sát quy mô lớn về mối quan hệ giữa các sản phẩm từ đậu nành và bệnh ung thư vú từ năm 1993 với 63.000 phụ nữ cho thấy những phụ nữ thường ăn các sản phẩm từ đậu nành có ít khả năng phát triển bất thường ở tuyến vú hơn, nguy cơ ung thư vú thấp hơn so với người không ăn hoặc ăn ít các sản phẩm từ đậu nành.
Nhà nghiên cứu ung thư Nhật Bản Yu Hirayama, người đã dành 13 năm để quan sát 265.000 đàn ông và phụ nữ trên 40 tuổi, cũng khẳng định điều tương tự, ông phát hiện ra rằng những người uống sữa đậu nành mỗi ngày có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn đáng kể.
4. Trà
Trà có chứa chất polyphenol chống oxy hóa, uống trà hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên uống trà đặc để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu hiện tại cho thấy uống trà thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và ung thư dạ dày. Một phân tích tổng hợp năm 2019 cho thấy uống 6 tách trà xanh mỗi ngày có thể giảm 21% nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi pha trà xanh không nên dùng nước quá nóng. Khi nhiệt độ nước được kiểm soát trong khoảng từ 60-80 độ C, hiệu suất của polyphenol trong trà tăng khi nhiệt độ ủ tăng. Khi nhiệt độ nằm trong khoảng từ 90-100 độ C, hiệu suất của polyphenol trong trà sẽ giảm khi nhiệt độ pha tăng. Nói chung, hiệu suất của polyphenol trong trà tăng lên khi thời gian ủ kéo dài với nhiệt độ ủ vừa phải.
Nguồn và ảnh: Aboluowang