4 việc làm thường xuyên khiến buồng trứng tổn thương

Buồng trứng rất quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương, mắc bệnh bởi những hành vi nhỏ nhặt mỗi ngày.

Buồng trứng vừa có chức năng nội tiết lại vừa có chức năng ngoại tiết. Bao gồm tiết ra các hormone sinh dục nữ quyết định giới tính như estrogen và progesterone và đảm nhiệm rụng trứng. Nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng, thụ thai, mang thai và sinh nở.

Bên cạnh đó, buồng trứng còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình, tốc độ lão hóa, trạng thái tinh thần cũng như sức khỏe tổng thể, tuổi thọ của người phụ nữ. Vì vậy, hãy tránh xa hoặc nhanh chóng bỏ ngay 4 thói quen xấu này nếu không muốn buồng trứng sớm tổn thương, mắc bệnh tật:

1. Ăn quá nhiều hoặc quá ít

Ăn quá nhiều hay ăn kiêng quá mức hoặc cũng có thể gây tổn thương buồng trứng. Ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì, béo phì dễ bị rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Việc thừa cân, béo phì cũng đồng thời có thể gây ra các bệnh nội tiết, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang.

4 việc làm thường xuyên khiến buồng trứng tổn thương - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngược lại, ăn kiêng quá mức thì khiến buồng trứng thiếu dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch nên dễ mắc bệnh về buồng trứng, suy buồng trứng sớm.

Bệnh về buồng trứng cũng “thích” tấn công những chị em ăn uống thất thường, không đúng bữa. Thường xuyên ăn đồ cay nóng, kích thích, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường… cũng có thể khiến buồng trứng suy yếu nhanh và mắc bệnh.

2. Ngồi lâu một chỗ, ít vận động

Ngồi lâu một chỗ và thiếu vận động thể chất là những hành vi hại tới sức khỏe hàng đầu. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nó làm tổn thương buồng trứng như thế nào.

Cụ thể, việc ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, quá trình lưu thông máu vùng chậu cũng bị cản trở. Như vậy, buồng trứng sẽ không được lưu thông máu và cung cấp dinh dưỡng và nhanh chóng bị suy yếu, mắc bệnh.

Chưa kể tới, ngồi lâu và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Những điều này dễ dẫn tới rối loạn nội tiết, gây bệnh cho buồng trứng mà phổ biến nhất là buồng trứng đa nang. Ngoài ra, việc lười vận động hay ngồi lâu một chỗ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nhanh hơn. Trong khi sức khỏe của buồng trứng cũng phụ thuộc rất nhiều vào hệ miễn dịch.

2. Hay thức khuya

Thói quen xấu này có thể khiến buồng trứng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng. Bởi vì nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể con người cần được tăng cường chức năng dưới tiền đề ngủ đủ giấc và ngủ ngon. Thức khuya lâu ngày sẽ khiến chúng hoạt động kém hơn, suy giảm chức năng, thậm chí sinh bệnh tật. Buồng trứng cũng tương tự.

Thức khuya khiến buồng trứng phải làm việc quá sức, lại không được nghỉ ngơi và hoạt động theo đúng đồng hồ sinh học. Đồng thời, thói quen thức khuya gây ra các rối loạn về nội tiết tố, nên buồng trứng cũng sẽ rất nhanh bị ảnh hưởng, ví dụ như “già đi” nhanh hơn và hoạt động kém hơn.

Việc thức khuya lâu ngày còn khiến hệ miễn dịch suy yếu. Điều này không chỉ làm rối loạn chức năng buồng trứng mà còn khiến nó dễ bị viêm nhiễm, các mầm bệnh dễ “tấn công” hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm, tổng thời gian ngủ mỗi ngày trong khoảng 6 - 8 tiếng và tốt nhất là ngủ trước 23 giờ để bảo vệ buồng trứng.

4. Luôn suy nghĩ tiêu cực

Bên cạnh áp lực, căng thẳng kéo dài thì thói quen xấu suy nghĩ tiêu cực cũng rất có hại với sức khỏe, nhất là đối với chị em phụ phụ nữ.

4 việc làm thường xuyên khiến buồng trứng tổn thương - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Y học cổ truyền cho rằng sức khỏe buồng trứng có mối liên hệ với kinh mạch. Nếu các chị em ở trong trạng thái lo lắng và tiêu cực trong một thời gian dài, khí trong gan sẽ bị đình trệ, máu kém lưu thông. Những điều này không chỉ gây hại cho quá trình bài tiết, thải độc mà còn làm buồng trứng rối loạn chức năng, nhanh lão hóa và bị bệnh tật “tấn công”.

Còn với Tây y, trạng thái tinh thần có vai trò rất lớn tới hoạt động bình thường và tốc độ lão hóa của buồng trứng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm xúc tiêu cực, sự lo lắng quá độ hay áp lực dồn nén lâu ngày sẽ tác động trực tiếp đến chức năng điều tiết của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng.

Kết quả sau đó là nó ức chế sự phát triển của các nang noãn trong buồng trứng, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây suy yếu chức năng rụng trứng. Tâm trạng bất ổn cũng ảnh hưởng rất lớn tới nội tiết tố, gây rối loạn chức năng buồng trứng và lão hóa buồng trứng sớm hơn, dễ mắc bệnh tật hơn.

Nguồn và ảnh: Kknews, Women’s Health, Sohu