Khi nhắc đến khoảng thời gian trong ngày dễ phát hiện các triệu chứng ung thư, hầu hết chúng ta đều cho rằng đó là ban đêm khi ngủ. Tuy nhiên, sau khi ăn cũng là thời điểm quan trọng để cơ thể phát ra những tín hiệu "cầu cứu". Vì vậy, đừng bỏ qua 5 dấu hiệu bất thường sau đây để kịp thời đi khám và điều trị hiệu quả hơn:
1. Ợ nóng, đầy bụng
Rất nhiều người thường xem nhẹ dấu hiệu này vì cho rằng đó là phản ứng bình thường sau khi ăn. Hoặc là khó chịu do thức ăn, ăn quá no. Trong một vài trường hợp, điều này không hề sai, nhưng nếu nó liên tục lặp lại thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày.
Người bị ung thư dạ dày khi ăn xong sẽ có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn. Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
2. Khó nuốt, ngứa họng
Đừng chủ quan nếu bạn có cảm giác đau họng, ngứa họng, khó nuốt trong hoặc sau khi ăn. Đây là những triệu chứng cho thấy thực quản của bạn đang gặp vấn đề, thậm chí là đang bị bệnh ung thư tấn công.
Nó thường đi kèm với việc mất khẩu vị, chán ăn, cảm thấy món ăn khác lạ so với người khác. Có cảm giác tắc nghẽn phía sau xương ức khi ăn hoặc có thể đau một cách khó giải thích, không rõ ràng nhưng lại rất khó chịu, lúc nặng lúc nhẹ ở vùng đằng sau xương ức.
Nếu triệu chứng này lặp lại liên tục, nhẹ thì có thể là viêm thực quản, có túi thừa thực quản, rối loạn chức năng thực quản… Nặng thì rất có thể là ung thư thực quản, ung thư dạ dày - thực quản, ung thư vòm họng.
3. Sưng, trướng vùng bụng trên
Sau khi ăn nếu bụng trên có cảm giác không thoải mái, bất thường thì tốt nhất hãy đi khám. Bao gồm việc khó chịu, trướng tức, sưng hoặc cứng lại, vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm) hoặc ăn ít nhưng đã cảm thấy no ở bụng trên. Các triệu chứng này thường đi kèm với khó thở nhẹ, buồn nôn nhưng không thể nôn, cảm thấy không muốn ăn thêm gì sau bữa chính và bị sụt cân nhanh hơn bình thường.
Đây có thể là tín hiệu cảnh báo khi bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy… Vì vậy đừng chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ ngay nếu nó lặp lại trong nhiều ngày.
4. Đau bụng dữ dội
Đau bụng dữ dội sau khi ăn rất có thể là triệu chứng của ngộ độc cấp tính hoặc bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.
Nó thường xảy ra khi thức ăn có dầu mỡ hoặc ăn quá no, uống rượu. Có thể kèm theo buồn nôn và nôn, sau đó là có thể có sốt hoặc sốt nhẹ, vàng da (lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, nước tiểu sẫm màu).
Hãy cảnh giác với các bệnh như sỏi túi mật, viêm tụy cấp, thủng đường tiêu hóa, giãn dạ dày cấp tính… Đây là những trường hợp cấp tính, nếu nặng có thể đe dọa tính mạng nên cần được chăm sóc y tế ngay lập tức! Nhưng cũng có thể là do ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư ruột gây đau đớn.
Khác biệt là cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn no, đi kèm với cảm giác mệt mỏi, nhanh chán ăn. Nó có thể tự thuyên giảm từ từ và thường lặp đi lặp lại trong thời gian dài bất kể bạn ăn uống thứ gì.
5. Buồn đại tiện, tiêu chảy ngay sau khi ăn
Nhiều người thường cho rằng buồn đại tiện hoặc tiêu chảy sau khi ăn là do thực phẩm có vấn đề. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục lặp lại, ngay cả khi bạn đã chú ý hơn đến chế độ ăn thì rất có thể là do bệnh tật đang hoành hành. Phổ biến nhất là bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
Đặc biệt, nếu các triệu chứng ập đến ngay sau khi ăn xong hoặc trong khi đang ăn, đại tiện xong liền thấy thuyên giảm thì hãy cảnh giác với ung thư dạ dày. Nếu có hiện tượng đi ngoài thất thường, không theo chu kỳ bình thường, khuôn phân thay đổi hoặc số lần đại tiện thay đổi, khả năng rất cao là bạn đã mắc ung thư đại trực tràng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Kknews, Family Doctor