Gần như toàn bộ cơ thể con người đều được bao phủ bởi lớp da, nó được coi là bức tường, lớp bảo vệ tất cả những thành phần bên trong cơ thể với thế giới bên ngoài đầy bụi bẩn, vi khuẩn vi rút và nhiệt độ khắc nghiệt của thời tiết nữa. Bên cạnh đó, nếu sở hữu một làn da đẹp thì ai mà không hãnh diện cơ chứ. Vì vậy, có thể vai trò của da quan trọng như thế nào đối với cơ thể con người.
Tuy nhiên, có thể hàng ngày chúng ta vẫn đang hủy hoại da của mình bằng 5 hành động tưởng chừng vô hại này.
1. Nặn mụn
Khi mụn xuất hiện trên mặt, vô thức nhiều người sẽ chạm vào nó, tiếp theo là động tác kéo, nắm và nặn. Tuy nhiên, mụn trứng cá cho thấy da đã bị tổn thương, việc bạn nặn mụn thực chất là hành động "chườm muối vào vết thương", làm tổn thương thứ phát cho da.
Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cục bộ tuyến bã nhờn của nang lông thêm trầm trọng và lây lan mà còn dễ làm hình thành nhiều hắc tố (thâm mụn) khó coi.
Cách điều trị mụn đúng cách là bôi kem tretinoin, adapalene, tazarotene, gel benzoyl peroxide hoặc clindamycin.
2. Cạy vảy
Chắc hẳn hơn 90% số người đã từng làm điều này. Thực ra, nhiều người không cố ý cạy vảy mà do nó quá ngứa khiến bạn gãi và vảy vô tình bong ra. Tuy nhiên, nếu làm điều này, bạn có lẽ sẽ phải trả 1 cái giá đắt khi đối mặt với sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
Khi da bị thương, dịch tiết từ vết thương sẽ từ từ khô lại và đóng vảy. Các màu sắc khác nhau của vảy thể hiện các vấn đề khác nhau, ví dụ:
- Đỏ đen: Sau khi da bị thương và chảy máu, lớp vỏ hình thành do chảy máu có màu đỏ đen.
- Màu vàng nhạt: Khi mụn nước vỡ ra, dịch mô (huyết thanh và bạch huyết) sẽ tràn ra ngoài và khô lại tạo thành vảy tiết màu vàng nhạt, các vết chàm có biểu bì bị viêm cũng sẽ hình thành loại vảy này.
- Màu vàng cam/mật ong: Mủ tiết ra sau khi bị nhiễm vi khuẩn, khi khô lại sẽ trở thành lớp vảy màu vàng cam hoặc vàng mật ong, thường do vi khuẩn có tính lây nhiễm cao gây ra và còn được gọi là bệnh chốc lở.
- Màu xám đen: Nếu vảy có màu này là bệnh ngoài da nghiêm trọng, phản ánh tình trạng hoại tử mô và cũng có thể kèm theo mùi thịt thối, cần chú ý.
Vì vậy, vảy không thể được cạy một cách tùy tiện.
3. Xé/cắn xước măng rô ở ngón tay
Sau khi nhìn thấy da thừa ra quanh đầu ngón tay, hầu hết mọi người có thói quen xé hoặc cắn nó ra. Mặc dù điều này nhanh chóng và tiện lợi, nhưng nó làm tổn thương vùng da xung quanh và mang lại cho bạn một cơn đau khó quên.
Hậu quả của vết rách này là ngón tay của bạn sẽ bị chảy máu và thậm chí dẫn đến chứng thần kinh tọa.
Cách chính xác để điều trị các da thừa ra này là dùng cắt móng tay cắt đi kịp thời và thoa kem dưỡng ẩm tay. Hơn nữa, những xước măng rô dài có thể liên quan đến các yếu tố như làm móng tay không đều, viêm da, chàm... bạn cần phải chú ý.
4. Xé/cắn da môi
Hành vi này không khác gì xé/cắn da ở đầu ngón tay, không những không giải quyết được tình trạng khô môi mà còn có thể khiến môi chảy máu.
Nếu bạn không muốn môi bị bong tróc, điều quan trọng là phải chăm sóc nó. Có thể thoa thêm son dưỡng mỗi ngày, nếu môi khô và bong tróc có thể thoa nước ấm, ấn nhẹ cho khô rồi tô son dưỡng ẩm.
5. Biểu cảm thái quá thường xuyên
Khi bạn biểu cảm thái quá, trên khuôn mặt sẽ xuất hiện các nếp nhăn. Lúc đầu, nó chỉ xuất hiện khi chúng ta thực hiện các biểu cảm động. Tuy nhiên, nếu thực hiện nó quá thường xuyên từ từ các đường nhăn này sẽ trở thành các đường tĩnh (không biến mất), "bám rễ" vào khuôn mặt của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không tạo biểu cảm, chúng sẽ không biến mất.
Những biểu hiện phóng đại nên tránh làm thường xuyên như nụ cười tà ác (cười nhếch mép), thói quen cau mày...
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline