Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân tim mạch nên hết sức thận trọng vì thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đau tim hơn các mùa khác. Một trong những nguyên nhân gây đau tim vào mùa đông là tình trạng mất nước do thiếu nước. Ngoài việc làm tăng nguy cơ đau tim, mất nước có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, sức khỏe xương và khớp. Nếu uống nước ít trong mùa đông có thể gây đau đầu, táo bón và thậm chí là suy giảm chức năng nhận thức. Dưới đây là cách tăng lượng nước uống vào thời tiết lạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
1. Mất nước có thể khiến tim làm việc nhiều hơn
Cơ thể mất nước dẫn đến các vấn đề về tim mạch.
Nếu cơ thể bị mất nước, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ giảm. Tim sẽ cố gắng bù đắp bằng cách đập nhanh hơn, tăng nhịp tim. Do đó, mất nước khiến tim căng thẳng vì nó cần phải làm việc chăm chỉ hơn bình thường.
2. 6 cách để tăng lượng nước uống khi trời lạnh tốt cho tim mạch
Nước là thành phần cơ bản của cơ thể và chiếm khoảng 50 đến 70% trọng lượng cơ thể. Mọi người có xu hướng uống ít nước hơn trong mùa lạnh, điều này có thể dẫn đến mất nước và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để đảm bảo rằng uống đủ nước khi trời lạnh, có thể tuân theo một số biện pháp sau:
1.1 Đặt lời nhắc uống nước
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại di động, điện thoại có thể đặt báo thức nhắc nhở uống nước. Hãy đảm bảo rằng đang đặt báo thức và theo dõi chúng thường xuyên để tránh bị mất nước.
1.2 Ăn trái cây và rau quả
Có rất nhiều loại trái cây theo mùa có hàm lượng nước cao có thể thêm vào chế độ ăn mùa lạnh. Các loại rau, trái cây cung cấp nhiều nước cho cơ thể như dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền, bầu, bí, dừa, dưa hấu, dâu tây, bưởi, đu đủ, táo, cam… Hãy đảm bảo rằng ăn ít nhất 3 phần rau xanh và 2 loại trái cây thường xuyên.
1.3 Bổ sung súp rau và nước ép vào chế độ ăn uống
Kết hợp các loại nước trái cây trong chế độ ăn uống cùng với các món súp như nấm, bông cải xanh, bí ngô để giữ cho cơ thể đủ nước.
1.4 Uống nước ấm
Uống nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng. Đảm bảo nước không quá nóng vì nó có thể làm rát cổ họng và gây khó chịu. Hãy uống nước ấm và tránh nước lạnh trong những ngày trời lạnh.
1.5 Tập thể dục nhiều hơn
Do thời tiết lạnh nên có thể giảm hoặc ngừng tập thể dục để ức chế cơn khát. Nếu tập nên đảm bảo rằng tập thể dục 45 phút mỗi ngày và mang theo một chai nước điện giải hoặc sinh tố để bù nước cho cơ thể.
1.6 Tránh trà và cà phê
Nếu có xu hướng uống nhiều trà và cà phê trong mùa lạnh, bạn có thể muốn giảm lượng tiêu thụ của mình. Trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu và khiến cơ thể đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước, điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.
3. Uống nước nhiều có giúp ngăn ngừa bệnh tim không?
Uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ suy tim.
Trái tim liên tục bơm máu đi khắp cơ thể, trung bình tim đập 72 lần một phút và bơm khoảng 7.600 lít mỗi ngày. Giữ đủ nước giúp tim thực hiện công việc của mình và dễ dàng bơm máu qua các mạch máu đến cơ bắp. Tim ít bị căng thẳng hơn và không cần phải làm việc quá sức để thực hiện công việc của mình. Điều này sẽ giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ suy tim. Uống đủ nước có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm chậm những thay đổi trong tim như phì đại thất trái, có thể dẫn đến bệnh tim.
4. Trời lạnh nên uống bao nhiêu nước?
Lượng nước được khuyến nghị nên uống trong thời tiết lạnh có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố nhưng nhìn chung nó ít hơn mức khuyến nghị thông thường là 2-2,5 lít mỗi ngày. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên uống 2,16 lít mỗi ngày và 2,96 lít đối với nam giới.
Những lời khuyên để giữ nước khi trời lạnh:
Mang theo một chai nước có thể tái sử dụng: Hãy để nơi dễ lấy để nhắc nhở bản thân uống đủ nước trong ngày.
Đồ uống ấm: Trà thảo mộc, nước canh và nước ấm với chanh có thể là những lựa chọn thay thế giúp thỏa mãn và bổ sung nước.
Thực phẩm giàu nước: Trái cây và rau quả góp phần bổ sung lượng chất lỏng một cách tự nhiên.
Theo dõi màu nước tiểu: Nước tiểu màu vàng nhạt cho thấy lượng nước trong cơ thể tốt, trong khi màu vàng đậm hoặc màu hổ phách có thể cho thấy cơ thể bị mất nước.