6 thay đổi lớn về ngoại hình đang cố “lật tẩy” bệnh tuyến giáp nhưng dễ bị làm ngơ

Nhiều người cho rằng bệnh tuyến giáp chỉ gây ra bất thường ở cổ, dẫn tới dễ bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Chen Rongjian, Giám đốc điều hành Trung tâm Phẫu thuật Xâm lấn Tối thiểu của Bệnh viện Đa khoa Min-Sheng Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Về vị trí, nó nằm ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản. Tuyến giáp có tác dụng chính là tạo ra các hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormone đều dẫn đến bệnh lý. Vì vậy, khi tuyến giáp có vấn đề, dù là cường giáp hay suy giáp, thậm chí có khối u đều có thể gây ra những thay đổi về ngoại hình của cơ thể.

Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ lo ngại khi đa số mọi người đều chỉ chú trọng đến những bất thường gây khó chịu rõ ràng mà dễ bỏ qua những dấu hiệu về ngoại hình này. Trong đó, có 3 bệnh tuyến giáp phổ biến nhất là: cường giáp, suy giáp, u tuyến giáp (gồm cả u lành tính và u ác tính - tức ung thư). Mỗi bệnh có thể gây ra những bất thường về ngoại hình khác nhau, nhưng nhìn chung có 7 sự thay đổi rõ ràng nhất là:

1. Thay đổi cân nặng bất thường

Khi bị cường giáp, các hormone sản sinh liên tục, khiến bạn nạp năng lượng nhiều hơn bình thường nhưng cân nặng vẫn giảm. Còn khi bị suy giáp, cân nặng tăng bất thường dù bạn không có cảm giác muốn ăn hay không ăn.

6 thay đổi lớn về ngoại hình đang cố “lật tẩy” bệnh tuyến giáp nhưng dễ bị làm ngơ - Ảnh 1.

Bệnh tuyến giáp có thể làm cân nặng thay đổi nhanh, da xấu đi, tóc rụng nhiều (Ảnh minh họa)

Với người bị ung thư tuyến giáp sẽ có triệu chứng sụt cân nhanh trong thời gian ngắn. Điều này xảy ra cũng có thể do người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, tình trạng đau, khó khăn trong việc ăn uống đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn,… dẫn đến cơ thể suy nhược và sụt cân.

Vậy nên bác sĩ Chen khuyến cáo, nếu cân nặng đột nhiên thay đổi thất thường hoặc đột nhiên thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã gặp các bệnh lý tuyến giáp.

2. Da xấu đi rõ rệt

Bác sĩ Chen cho biết, tuyến giáp sản xuất ra hai loại hormone là triiodothyronine và thyroxine - ảnh hưởng tới độ ẩm trong da. Những hormone này cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, máu, tim và chức năng hệ thần kinh mà gián tiếp ảnh hưởng đến da. Nên nếu tuyến giáp mắc bệnh, tức là tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hai loại hormone này sẽ gây ra những thay đổi khó chịu đối với sức khỏe và kết cấu tổng thể của da.

Với cường giáp, da thường trở nên nhờn, ẩm, ngứa, nổi mề đay, tăng sắc tố da và mặt, tay đỏ bừng. Một loại hình cụ thể của cường giáp do rối loạn chức năng tự miễn (bệnh Graves) có thể dẫn đến bệnh bạch biến - đặc trưng bởi những đốm trắng hình dạng bất thường trên da do sự phá hủy của các tế bào sắc tố.

Suy giáp, ung thư tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng tới da ở một số mức độ nhất định. Một tình trạng gọi là carotenemia có thể phát triển, đặc trưng bởi sự da chuyển màu hơi vàng. Làn da cũng có thể trở nên lạnh, nhạt màu và khô, nứt nẻ bất thường hoặc dễ viêm.

3. Rụng tóc nhiều, thường rụng thành mảng

Nhiều người cho rằng rụng tóc nhiều thường liên quan tới bệnh lý da liễu, thức khuya hoặc căng thẳng, dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bệnh về tuyến giáp do cơ quan này chịu trách nhiệm điều chỉnh hormone, bao gồm cả nội tiết tố.

Suy giáp gây ra sự thiếu hụt hormone tuyến giáp dẫn đến tình trạng chuyển hóa chậm hơn trong cơ thể, gây ra các vấn đề về sức kháng và tăng cường giai đoạn nghỉ của tóc. Khi tóc ở trong giai đoạn nghỉ lâu hơn và tốc độ mọc tóc mới chậm hơn, người bị suy giáp có thể trải qua hiện tượng rụng tóc tăng lên. Bệnh basedow - bệnh tự miễn do sự tăng sản hormone tuyến giáp thì khiến tốc độ chuyển hóa gia tăng quá mức, tóc có thể trải qua giai đoạn tăng trưởng ngắn hơn, dẫn đến tóc rụng nhanh hơn.

Cường giáp gia tăng quá trình chuyển hóa, làm cho cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm trong cung cấp máu và dưỡng chất cho tóc, gây ra rụng tóc. Còn ung thư tuyến giáp ít gây rụng tóc hơn và thường liên quan tới quá trình điều trị khối u. Bên cạnh đó thì bệnh này khiến tóc khô xơ một cách rõ ràng.

4. Phù nề, viêm đau hoặc cứng khớp

Ngoài những bất thường dễ nhìn về làn da, bệnh tuyến giáp còn có thể gây phù nề, viêm da hoặc khớp bất thường. Bác sĩ Chen giải thích, bởi vì quá trình trao đổi chất chậm lại, da sẽ có chút ẩm ướt, cộng thêm phù nề, cả người sẽ cảm thấy sưng tấy, phồng rộp.

6 thay đổi lớn về ngoại hình đang cố “lật tẩy” bệnh tuyến giáp nhưng dễ bị làm ngơ - Ảnh 2.

Vị trí gây phù nề nhiều nhất bởi bệnh tuyến giáp là bàn tay, vùng cổ và mí mắt (Ảnh minh họa)

Mặc dù có nhiều loại viêm da, người bị suy giáp có thể có khả năng phát triển bệnh chàm Asteatotic (hoặc Asteatotic Eczema) - tình trạng này gây khô, có vảy, khe nứt da sâu, một số các bác sĩ đã mô tả tương tự như nứt sứ hoặc dưới lòng sông khô. Da bị ảnh hưởng có thể bị viêm, ngứa và có thể chảy máu. Mí mắt và bàn tay có thể trở nên sưng húp, các vết thương trên da sẽ mất một thời gian dài mới nên lành lặn.

Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.

5. Mắt lồi, mí mắt sưng, nhạy cảm hơn

Các bất thường về mắt liên quan tới bệnh tuyến giáp thường được gọi là bệnh nhãn giáp. Bác sĩ Chen cho biết, phổ biến nhất là hiện tượng lồi mắt do cường giáp. Điều này có liên quan đến hiện tượng tự miễn dịch tấn công các mô mềm dưới mắt, do đó sau khi bị cường giáp lâu ngày, mắt sẽ bị lồi ra.

Người bệnh cường giáp nặng, Basedow có thể bị lồi mắt nhiều, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Suy giáp thì thường làm mí mắt sưng húp bất thường. Đó là do sự rối loạn HLA-DB vùng nhiễm sắc thể số 6 kích hoạt phản ứng viêm chống lại mô xơ hốc mắt và bao cơ ngoại nhãn. Ở giai đoạn đầu tương bào từ hiện tượng viêm phóng thích mucopolysaccharide giữ nước làm phù mí kết mạc.

6. Thay đổi ở vùng cổ

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ vì vậy, nếu phát hiện phía cổ trước đầy hoặc to hơn bình thường thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp. Đa phần thường liên quan tới khối u về tuyến giáp, đặc biệt là u ác tính - ung thư tuyến giáp.

6 thay đổi lớn về ngoại hình đang cố “lật tẩy” bệnh tuyến giáp nhưng dễ bị làm ngơ - Ảnh 3.

Khi thấy cổ đột nhiên to lên, nổi hạch hay mụn lạ tốt nhất là nên đi khám vì rất có thể do bệnh tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Chen cũng chia sẻ, hầu hết các trường hợp khối u ở cổ được phát hiện thông qua thăm khám sức khỏe hoặc kiểm tra vùng cổ do những bệnh lý khác. Tuy nhiên, một số người phát hiện có thể quan sát thấy cổ to hơn bình thường. Khi sờ còn có thể cảm nhận được u cục trong cổ và không chuyển động theo nhịp nuốt. Ngoài ra, còn có thể sờ thấy hạch cổ sưng, có thể di động được.

Ngoài ra, mọc các mụn bất thường ở cổ cũng có thể là dấu hiệu bệnh tuyến giáp. Nếu các mụn này có màu đỏ, kích thước lớn hơn mụn trứng cá kèm theo cảm giác ngứa hoặc đau thì tuyệt đối đừng tự nặn và luôn cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu mụn có mủ hoặc chảy nước màu vàng kèm cảm giác khó nuốt, cứng cổ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

Nguồn và ảnh: HK01, Cancer123, Sunday More