1. Nghe nhạc quá to
Theo Prevention, một thống kê từ các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu thế giới cho biết có đến 15% dân số trên thế giới ở độ tuổi từ 20 - 70 gặp các vấn đề về thính giác do thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh to quá giới hạn. Trong đó, những chiếc tai nghe là thủ phạm chính dẫn tới hiện tượng này.
Âm thanh quá to từ những chiếc tai nghe này phát ra chính là thủ phạm khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng, từ đó làm khả năng nghe các âm thanh khác trong cuộc sống giảm sút. Cách để kiểm tra mức âm lượng tai nghe phù hợp hay chưa là nếu bạn dùng tai nghe mà người bên cạnh vẫn nghe thấy âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe đó thì bạn nên điều chỉnh âm lượng lại vì mức âm lượng này đã to vượt quá mức quy định.
2. Cho ngón tay vào tai
Thói quen thọt cả ngón tay vào tai là một thói quen cực kỳ xấu vì móng tay có chứa rất nhiều vi khuẩn cực nhỏ có thể gây nhiễm trùng. Đặc biệt là nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bạn có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.
Một biến chứng của bệnh nhân tiểu đường là mạch máu rất nhỏ nên máu mà cơ thể sản xuất ra để chống nhiễm trùng không hoạt động hiệu quả. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tai bị nhiễm trùng nếu cho ngón tay vào tai.
3. Vệ sinh tai sai cách
Thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên thực chất lại không hề có lợi cho chúng. Bởi việc vệ sinh tai liên tục có thể làm mất cân bằng môi trường trong ống tai. Sử dụng các vật cứng như kẹp tăm, tăm bông… để vệ sinh tai cũng là điều nên tránh mắc phải. Do những dụng cụ này có thể làm tổn thương ống tai hoặc gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác.
Thêm vào đó, ráy tai không hoàn toàn có hại và cần thiết phải loại bỏ thường xuyên. Chúng cũng có thể rơi ra theo chuyển động nhai của hàm. Thay vì tự làm sạch tai bằng các vật dụng cứng, bạn có thể đến các phòng khám để vệ sinh chúng định kì.
4. Xỏ nhiều khuyên tai
Do da tai có nhiều nếp gấp, xỏ quá nhiều khuyên tai sẽ tạo ra các tổn thương trên vùng da tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tai. Song song đó, việc sử dụng chất liệu khuyên tai không đảm bảo, có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
5. Uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây hại đến thính giác. Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể dẫn đến các tổn thương não. Điều này khiến não bộ không thể diễn giải và xử lý âm thanh. Nồng độ cồn quá cao trong máu có thể gây tổn hại cho các tế bào lông trong ốc tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Bạn nên chú ý tránh lạm dụng loại đồ uống này để hạn chế gặp phải các tác hại trên.
6. Dùng nến vệ sinh tai
Bác sĩ Richard Rosenfeld, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng tại Trung tâm Y khoa Downstate SUNY, New York (Mỹ), cho biết chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào về hiệu quả của phương pháp này. Thậm chí, các loại nến này còn có thể gây tổn hại cho tai như bỏng, đau rát hoặc thủng màng nhĩ.