Bà Lý thường tự trồng rau tại nhà. Sau khi thấy đậu đao mình trồng đã chín, bà vui vẻ hái đậu và chuẩn bị xào cho bữa tối. Tuy nhiên, bà xào chưa kỹ, chưa chín đã gắp ra đĩa chuẩn bị ăn.
Vì chồng bà răng không tốt nên phần lớn đĩa đậu đao chưa chín toàn là bà Lý ăn. Không ngờ, rắc rối xảy đến khi ăn xong, bà xuất hiện một số tình trạng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi.
Bà nghĩ không có gì nghiêm trọng nên chỉ đến Trung tâm y tế cộng đồng để truyền nước muối. Sau khi cảm thấy ổn hơn, bà về nhà nhưng liên tiếp 3 ngày sau, bà Lý không đi tiểu lần nào. Lúc đó, bà mới cảm thấy có vấn đề và đến bệnh viện khám.
Kết quả xét nghiệm khiến bà thực sự sốc! Tình hình sức khỏe của bà Lý xấu đi, bà bị suy thận nặng. Nếu đến bệnh viện chậm hơn, bà có thể bị ngừng tim, dừng tuần hoàn máu, rơi vào hôn mê.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trong đậu đao có chứa ancaloit, có thể bị phân hủy sau khi đun nóng hoàn toàn. Nhưng bà Lý xào đậu đao chưa chín, chất độc được hấp thụ và dẫn đến suy thận. Từ đó khiến nước tiểu không hình thành, không đi tiểu được.
Cả hai bên thận, chỗ khoanh đỏ đều bị sưng phù.
Các chất chuyển hóa như creatinine, ure không được bài tiết bình thường. Trong vòng 3 ngày, chỉ số creatinine của bà Lý đã đạt hơn 600, gấp 6 lần giới hạn bình thường. Ngoài ra tất cả các triệu chứng đều cho thấy thận đã bị tổn thương không thể cứu chữa và phải chạy thận nhân tạo.
5 thực phẩm cần phải cẩn thận khi ăn vì chúng có thể chứa độc tố
1. Các loại quả họ bầu đã bị đắng
Các loại quả họ bầu như bầu, mướp, bí ngô, dưa chuột… mà có vị đắng thì không được ăn, vì chúng có thể chứa độc tố cực độc là cucurbitacin. Nó có thể gây độc cho con người, gây nôn mửa, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, làm tổn thương chức năng gan, thận, rụng tóc… thậm chí có thể gây tử vong.
2. Mật cá
Không ít người tin rằng mật cá có thể giúp làm sạch gan, sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc. Nhưng nhiều loại mật cá chúng ta ăn hàng ngày có chứa độc tố, chẳng hạn như mật cá trắm cỏ. Bất luận là ăn sống, ăn chín, hay ngâm rượu, trong mật cá trắm đều có một lượng độc nhất định còn sót lại.
3. Sữa đậu nành chưa sôi
Vì sữa đậu nành rất giàu dinh dưỡng, nhiều người sẽ chọn để uống vào bữa sáng. Có nhiều gia đình sử dụng máy làm sữa đậu nành tại nhà, nhiệt độ được thiết lập chính xác nên cũng không phải quan tâm độ sôi, chín. Tuy nhiên, nếu tự nấu sữa đậu nành không có máy chuyên dụng thì chúng ta phải cẩn thận đun nóng, sôi kỹ mới được uống.
Sữa đậu nành chưa chín, chưa sôi gây nguy hiểm bởi nó có chứa độc tố saponin. Saponin ức chế trypsin, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau dạ dày, nôn và buồn nôn.
4. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm không được ăn vì chất độc solanin lúc đó cao gấp 5 đến 40 lần so với khoai tây bình thường. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc nếu hấp thụ hơn 200mg solanin. Các triệu chứng biểu hiện nhiễm độc là cảm thấy nóng rát ở cổ họng, đau dạ dày, ù tai, hoa mắt chóng mặt.
Nên bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp và tránh ánh sáng mặt trời. Nếu khoai tây chỉ nảy mầm ít, bạn có thể gọt bỏ phần mầm và phần vỏ xung quanh, khi chế biến cần đun nóng thật kỹ. Trong lúc chế biến có thể thêm giấm để nhanh chóng phá hủy solanin hơn.
5. Đậu đao chưa chín
Trường hợp của bà Lý kể trên là một ví dụ. Đậu đao có chứa ancaloit, nếu không được nấu chín ở nhiệt độ cao, chất này sẽ được hấp thụ vào cơ thể khiến nước tiểu không hình thành, không đi tiểu được và dẫn đến suy thận.
Nguồn: QQ, Healthline