Kinh nguyệt là một kết quả của quá trình dậy thì, và đây là cột mốc đánh dấu thời điểm bạn đã có thể mang thai. Khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu, nồng độ estrogen sẽ tăng lên khiến niêm mạc tử cung dày hơn (niêm mạc tử cung dày giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh và phát triển thành thai).
Thậm chí, con gái có thể mang thai ngay trước kì kinh đầu tiên do nội tiết tố có thể đã hoạt động dẫn tới rụng trứng - nếu quan hệ tình dục ở thời điểm này thì bạn có thể mang thai.
Nếu như không có trứng thụ tinh thì cơ thể sẽ có cơ chế phá vỡ lớp niêm mạc, trứng được đẩy ra ngoài tử cung và gây ra hiện tượng cháy máu và gọi là kinh nguyệt.
Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?
Thông thường thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu ở con gái từ 12 - 14 tuổi với chu kì kéo dài từ 3 - 7 ngày. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp kinh nguyệt tới sớm hơn hoặc muộn hơn.
Theo nguyên tắc chung thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu khoảng sau 2 năm khi ngực của bạn bắt đầu phát triển và khoảng 1 năm sau khi có dịch tiết âm đạo màu trắng.
Đâu là dấu hiệu nhận biết chuẩn bị có kì kinh nguyệt đầu tiên?
Một số người có thể bắt đầu kì kinh nguyệt đầu tiên mà không có bất kì một dấu hiệu báo trước nào. Một số khác thì có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt (PSM) trong những ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu.
Các triệu chứng của PMS bao gồm:
- Nổi mụn
- Chướng bụng
- Ngực bị đau
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Mệt mỏi cáu kỉnh hơn bình thường
- Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt
- Tiết dịch âm đạo màu trong hoặc hơi đục.
Lúc này, hãy chuẩn bị đầy đủ "combo chào kì kinh nguyệt" bao gồm: quần lót sạch, băng vệ sinh (tampon hoặc cốc nguyệt san,...), khăn sạch và thuốc giảm đau phòng trường hợp cần thiết.
Nếu nguyệt san của bạn đến khi bạn đang ở trường học và không kịp chuẩn bị gì thì bạn có thể hỏi giáo viên hoặc tới phòng y tế, ở đó sẽ có những dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho bạn.
Đọc thêm: Nếu không muốn rước họa vào thân, bạn chớ làm những điều này trong kỳ kinh nguyệt
Kì kinh nguyệt đầu tiên sẽ kéo dài trong bao lâu?
Kì kinh đầu tiên của bạn có thể chỉ kéo dài vài ngày. Và có thể mất đến vài tháng (sau vài lần đến kì) để chu kì kinh nguyệt của bạn có thể trở nên ổn định (từ 28 - 30 ngày).
Thông thường kì kinh sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày.
Bạn có thể sẽ mất bao nhiêu máu?
Mặc dù kì kinh nguyệt đầu tiên của hầu hết con gái đều diễn ra nhẹ nhàng với một vài đốm máu trong suốt chu kì. Nhưng cũng có bạn "mất máu" nhiều hơn. Khi nội tiết tố trở nên ổn định thì kinh nguyệt hàng tháng của bạn cũng sẽ diễn ra đều đặn hơn.
Việc "mất máu" nhiều có thể không phải là một biểu hiện đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn cảm thấy ra quá nhiều máu, hãy nói chuyện với phụ huynh hay nhân viên y tế ở trường. Nhất là khi bạn cảm thấy bị choáng váng, tim đập nhanh hơn và kì kinh đầu tiên kéo dài trên 7 ngày.
Bạn có thể bơi lội và chơi thể thao trong kì kinh nguyệt không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động thể thao hay bơi lội khi đang trong kì kinh nguyệt. Chỉ cần đảm bảo sử dụng cốc nguyệt san hay các dụng cụ hỗ trợ giúp kinh nguyệt không bị "rò rỉ" ra ngoài khi đang hoạt động.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt động thể chất phù hợp có thể giúp giảm chuột rút và các cơn đau khó chịu có thể gặp phải trong mỗi kì kinh.
Nếu cần cố định chặt chẽ hơn bạn có thể hỏi mua các loại quần lót sinh lý dùng cho kì kinh nguỵệt.
Đọc thêm: Vai trò của rèn luyện thể chất đối với sức khỏe con người
Kì kinh nguyệt như thế nào là bất thường và cần phải tới gặp bác sĩ?
Nếu gặp các vấn đề sau con gái hãy nói chuyện với mẹ hoặc bác sĩ, nhân viên y tế:
- Chưa có kinh nguyệt và dấu hiện dậy thì khi tới 15 tuổi - 16 tuổi
- Bạn đã có kinh nguyệt trong khoảng 2 năm nhưng chu kì không đều
- Bị chảy máu giữa chu kì
- Đau bụng dữ dội và không thể hoàn thành được các sinh hoạt bình thường
- Ra máu nhiều tới mức phải thay băng vệ sinh liên tục 1 giờ/1 lần
- Kì kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
Theo: Healthline, NHS