BS tim mạch chia sẻ 3 nhóm thực phẩm càng ăn nhiều mỡ máu càng tăng, có hại cho tim

Nếu muốn giữ cho trái tim và toàn bộ cơ thể khỏe mạnh, hãy theo dõi chặt chẽ mức cholesterol của bạn.

Mỡ máu cao (cholesterol cao) là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp - LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu đến từ Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ cho thấy, cứ 3 người trưởng thành ở Mỹ thì có 1 người có mức cholesterol cao. Đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cắt giảm thức ăn chứa nhiều hàm lượng cholesterol xấu và tăng mức tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol tốt (Lipoprotein tỷ trọng cao - HDL). HDL có khả năng giúp vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

BS tim mạch chia sẻ 3 nhóm thực phẩm càng ăn nhiều mỡ máu càng tăng, có hại cho tim - Ảnh 1.

Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các bước để giảm nó. Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như tránh một số thực phẩm có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.

Là một bác sĩ tim mạch điều trị cho bệnh nhân cholesterol cao, tiến sĩ Elizabeth Klodas luôn cố gắng "tận dụng" chế độ ăn uống như như những "liều thuốc". Điều này không những giúp cô khỏe mạnh mà còn phòng ngừa nhiều bệnh, đặc biệt là cholesterol cao.

Trong suốt quãng thời gian nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân, tiến sĩ Elizabeth Klodas nhận thấy có 3 loại thực phẩm được coi là tồi tệ với mức cholesterol, càng ăn thì mức cholesterol càng cao. Bên cạnh đó, cô cũng đưa ra những thay thế trong ăn uống để giữ mức cholesterol thấp và trái tim khỏe mạnh.

BS tim mạch chia sẻ 3 nhóm thực phẩm càng ăn nhiều mỡ máu càng tăng, có hại cho tim - Ảnh 2.

Tiến sĩ Elizabeth Klodas

3 nhóm thực phẩm càng ăn càng làm tăng mỡ máu

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ làm tăng mức cholesterol với nhiều lý do. Thứ nhất, tiêu thụ nhiều thịt đỏ tăng tình trạng viêm. Khi cơ thể bị viêm mạn tính, nó có thể vừa làm tăng cholesterol LDL (có hại) vừa làm giảm cholesterol HDL (có lợi).

Không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần và ưu tiên tiêu thụ thịt trắng như thịt gia cầm, thỏ hoặc cá béo.

2. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán thường làm tăng lượng calo, cholesterol vì chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa và cholesterol.

Ngoài ra, hầu hết thực phẩm chiên nhiều chất béo còn được phủ một lớp tinh bột trắng. Điều này làm tăng IGF-1, insulin và các dấu hiệu viêm khác trong máu, có liên quan đến việc tăng mức cholesterol LDL.

BS tim mạch chia sẻ 3 nhóm thực phẩm càng ăn nhiều mỡ máu càng tăng, có hại cho tim - Ảnh 3.

3. Thịt chế biến sẵn

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đã phân loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích... vào Nhóm 1 các tác nhân gây ung thư. Lý do là vì thịt chế biến cũng được nạp một lượng natri và chất béo bão hòa không ít. Theo báo cáo của IARC, chỉ ăn 50 gam thịt chế biến mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên 18%.

Không những thế, các loại thịt đã qua chế biến đều chứa nhiều chất béo và cholesterol, có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiến sĩ Elizabeth Klodas là một bác sĩ tim mạch được đào tạo tại Mayo Clinic và Johns Hopkins. Cô cũng là người sáng lập Step One Foods. Tiến sĩ Klodas đã xuất bản hàng chục bài báo khoa học trong suốt sự nghiệp của mình và từng là tổng biên tập của Cardiosmart.org.

Các loại thực phẩm khác nhau làm giảm cholesterol theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết chúng cung cấp chất xơ hòa tan, có tác dụng liên kết và kéo cholesterol ra khỏi cơ thể trước khi chúng đi vào lưu thông. Để giảm tình trạng mỡ máu cao, bạn có thể thêm những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống:

- Yến mạch

- Lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác

- Các loại đậu

- Cà tím và đậu bắp

- Các loại hạt

- Dầu thực vật

- Các béo

- Các loại rau, củ, quả...

BS tim mạch chia sẻ 3 nhóm thực phẩm càng ăn nhiều mỡ máu càng tăng, có hại cho tim - Ảnh 4.

Cholesterol trong chế độ ăn uống có hại không?

Bạn không cần phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm chứa cholesterol khỏi chế độ ăn uống của mình. Điều quan trọng ở đây là phải ăn uống điều độ. Mọi người có thể tiêu thụ những thực phẩm có cholesterol cao nhưng hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa lành mạnh (còn gọi là chất béo không bão hòa đa hay không bão hòa đơn) sẽ giúp giảm cholesterol LDL. Nhờ đó làm giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể. Một số thực phẩm có chứa cholesterol nhưng ít chất béo bão hòa bao gồm: thịt nạc, cá hồi, tim, cua, trứng...

Nếu bạn lo lắng về mức cholesterol hoặc một vấn đề sức khỏe của mình, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có những lời khuyên phù hợp.