Giáo sư Cao Zeyi, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và nguyên Chủ tịch Chi cục Sản phụ khoa của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc cho biết, buồng trứng có thể được ví như “trái tim thứ hai” của phụ nữ.
Bà nói: “Khi nhắc tới chức năng của buồng trứng, hầu hết chị em đều chỉ biết tới quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì buồng trứng còn đảm nhiệm nhiều chức năng nội tiết và ngoại tiết khác. Quan trọng nhất là tiết ra các hormone sinh dục nữ quyết định giới tính, duy trì kinh nguyệt như estrogen và progesterone. Cùng với chức năng sản xuất trứng, lưu trữ và xảy ra quá trình rụng trứng”.
Buồng trứng khỏe không chỉ đảm bảo chức năng sinh sản mà còn giúp phụ nữ chậm lão hóa, tinh thần tốt hơn (Ảnh minh họa)
Vì vậy, buồng trứng cũng là “công tắc lão hóa” của mỗi người phụ nữ. Sức khỏe của buồng trứng đóng góp rất lớn vào ngoại hình, trạng thái tinh thần cũng như sức khỏe tổng thể, tuổi thọ của chị em. Đó là lý do mà những phụ nữ bị lão hóa buồng trứng sớm, buồng trứng mắc bệnh hay rối loạn chức năng sẽ nhanh già, yếu và tuổi thọ ngắn hơn. Vì vậy, bà đưa ra 4 món nên ăn và 3 việc cần hạn chế để buồng trứng luôn “trẻ”, khỏe:
3 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của buồng trứng
Theo Giáo sư Cao Zeyi, điều chế độ ăn uống có thể cải thiện, nâng cao sức khỏe buồng trứng. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường estrogen, progesterone và bổ sung đủ chất sắt.
Thực phẩm giàu estrogen: các loại đậu
“Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành và đậu đen rất tốt cho sức khỏe buồng trứng. Bởi chúng giàu phytoestrogen được gọi là isoflavone. Chất này có thể tạo ra hoạt động giống như estrogen trong cơ thể bằng cách bắt chước tác động của estrogen tự nhiên” - Giáo sư Cao nói. Ngoài ra, bà còn nhắc nhở rằng đậu và thực phẩm họ đậu giàu chất xơ, tăng cường miễn dịch nên bảo vệ buồng trứng tốt, làm chậm lão hóa cơ thể.
Thực phẩm giàu progesterone: một số loại rau, trái cây
Rau xanh lá đậm, đặc biệt là rau họ cải và rau bina giàu progesterone bậc nhất trong rau xanh. Còn chứa genistein giúp kích thích sản xuất progesterone trong buồng trứng cùng với việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện chức năng tình dục và giúp phát triển sinh sản khỏe mạnh.
“Không chỉ rau, nhiều trái cây cũng hữu ích trong tăng cường progesterone tốt cho buồng trứng và làm chậm lão hóa. Tiêu biểu như chuối và chanh - rất quen thuộc và giá rẻ, dễ chế biến. Lý do là chuối giàu vitamin B6 và chanh giàu vitamin C - là những chất kích thích cơ thể sản sinh progesterone”- Giáo sư Cao giải thích.
Thực phẩm giàu sắt: gan động vật, lòng đỏ trứng, hạt bí
Thịt đỏ, gan động vật tuy giàu sắt và tốt cho buồng trứng nhưng chị em nên ăn điều độ để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Sắt được xem là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho buồng trứng, nhưng nó lại bị mất đi quá nhiều sau mỗi lần kinh nguyệt. Vì thế, các chị em cần bổ sung thực phẩm có nhiều chất sắt như: lòng đỏ trứng, gan động vật, hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt… Bên cạnh đó, tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C cũng giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt vào cơ thể.
4 việc nên hạn chế để buồng trứng khỏe, chậm lão hóa
Muốn buồng trứng khỏe, chậm lão hóa thì chị em phụ nữ cần tránh làm 4 việc sau đây:
Ăn uống mất cân bằng
Theo Giáo sư Cao ăn quá nhiều hay ăn kiêng quá mức hoặc cũng có thể gây tổn thương buồng trứng. Ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì, béo phì dễ bị rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Việc thừa cân, béo phì cũng đồng thời có thể gây ra các bệnh nội tiết, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang. Còn ăn kiêng quá mức thì khiến buồng trứng thiếu dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch nên dễ mắc bệnh về buồng trứng, suy buồng trứng sớm.
Ngoài ra, thường xuyên ăn đồ cay nóng, kích thích, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường, nhiều bia rượu… cũng có thể khiến buồng trứng suy yếu nhanh và mắc bệnh.
Thường xuyên thức khuya
Thức khuya trong thời gian dài và không sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để đáp ứng nhu cầu giấc ngủ cũng sẽ khiến buồng trứng bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiều cơ quan cần được tăng cường chức năng, tự phục hồi dưới tiền đề ngủ đủ giấc và ngủ ngon, bao gồm cả buồng trứng.
“Thức khuya khiến buồng trứng phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi và hoạt động theo đúng đồng hồ sinh học. Đồng thời, thói quen thức khuya gây ra các rối loạn về nội tiết tố, suy giảm miễn dịch nên nên buồng trứng cũng sẽ rất nhanh bị lão hóa, mắc bệnh”- Giáo sư Cao giải thích.
Tâm trạng thất thường
Trạng thái tinh thần và sức khỏe buồng trứng thực chất có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo Giáo sư Cao: “Những cảm xúc tiêu cực, sự lo lắng quá độ hay áp lực dồn nén lâu ngày sẽ tác động trực tiếp đến chức năng điều tiết của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng.
Dẫn tới ức chế sự phát triển của các nang noãn trong buồng trứng, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây suy yếu chức năng rụng trứng. Tâm trạng bất ổn cũng ảnh hưởng rất lớn tới nội tiết tố, gây rối loạn chức năng buồng trứng và lão hóa buồng trứng sớm hơn”.
Ít vận động, ngồi lâu một chỗ
Ít vận động, ngồi lâu một chỗ là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, thừa cân.Từ đó gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, thậm chí dẫn đến bệnh buồng trứng đa nang.
Vận động thường xuyên giúp buồng trứng và sức khỏe tổng thể của chị em được cải thiện, nâng cao (Ảnh minh họa)
Khi ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài, quá trình lưu thông máu ở phần chi dưới sẽ bị cản trở. Điều này khiến máu trong buồng trứng không được lưu thông tốt, từ đó buồng trứng không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khiến buồng trứng nhanh chóng bị suy yếu và dễ gây ra bệnh. Thói xấu này cũng làm suy giảm miễn dịch - yếu tố quan trọng với sức khỏe buồng trứng.
Nguồn và ảnh: Lifetime, Woman.tvbs, Beauty321