Jet Li (Lý Liên Kiệt) là một siêu sao võ thuật nổi tiếng ở Trung Quốc, ông nổi tiếng qua hàng loạt bộ phim như Vua Kung Fu, Hoa Mộc Lan, Nụ hôn của rồng... Sự nghiệp thành công vang dội nhưng đi kèm theo đó là sức khỏe của ông trong những năm gần đây "xuống cấp" nghiêm trọng. Mặc dù chỉ mới 57 tuổi, nhưng dáng vẻ bên ngoài của ông trông như ông lão 80. Rất nhiều người thắc mắc tại sao ông lại già đi nhanh đến như vậy.
Khi Thiếu lâm tự, bộ phim điện ảnh đầu tiên của Lý Liên Kiệt được quay, ông gặp tai nạn nghiêm trọng khiến dây chằng trung gian chân phải, sụn bên đều bị vỡ, bong gân nghiêm trọng, xương sườn gãy, mắt cá chân vỡ... Lúc này ông được bác sĩ nhận định khuyết tật cấp độ 3. Nhiều chấn thương nghiêm trọng khác trong lúc làm việc khiến cơ thể ngày càng kiệt quệ.
Tháng 6 năm 2010, ông được phát hiện mắc bệnh cường giáp. Bây giờ, 10 năm sau đó căn bệnh này vẫn không được chữa khỏi, khiến sức khỏe của ông ngày càng suy yếu hơn. Nhiều người thắc mắc bệnh cường giáp là gì, tại sao suốt một khoảng thời gian dài lại không thể chữa khỏi.
Bệnh cường giáp là gì?
Đây là căn bệnh gây ra bởi sự tiết hormone quá mức. Có một cơ quan nội tiết quan trọng ở cổ người, đó là tuyến giáp. Sự tiết hormone tuyến giáp giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng trưởng chiều cao, cải thiện sự kích thích quá mức của hệ thần kinh.
Khi hormone này tiết ra quá mức, nó sẽ gây ra sự chuyển hóa, kích thích thần kinh giao cảm của cơ thể. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như ngực đập mạnh, run tay, cổ dày, khó chịu, sụt cân, mắt lồi, thị lực giảm. Nguy hiểm nhất là những biến chứng bệnh cường giáp mang lại, đó là bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tâm thần... có thể xảy ra trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp, trong đó hơn 80% là do bướu cổ khuếch tán độc hại (bệnh Graves), một chứng rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp).
Ngoài ra, bệnh cường giáp cũng liên quan đến các yếu tố như di truyền, làm việc quá sức, chế độ ăn nhiều iốt và căng thẳng tinh thần cao. Cần lưu ý rằng mặc dù cường giáp có khuynh hướng di truyền nhưng nó không phải là bệnh di truyền nên không cần phải lo lắng quá nhiều.
Có 3 phương pháp điều trị lâm sàng chính cho bệnh cường giáp, đó là điều trị bằng thuốc, bằng iốt phóng xạ và phẫu thuật.
Tại sao nhiều người không chữa bệnh cường giáp?
Mặc dù bệnh cường giáp có thể được chữa khỏi, nhưng thực tế tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn chỉ chiếm 5%. Giống như Lý Liên Kiệt, nhiều bệnh nhân không được chữa bệnh cường giáp một cách tích cực. Lý do là vì cuộc sống của những người này quá bận rộn, họ không thể dành dành thời gian chữa trị dứt điểm, họ cứ mặc kệ, không tìm cách chữa trị cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Khoảng thời gian tốt nhất để điều trị bệnh bị họ bỏ lỡ, dẫn đến căn bệnh kéo dài nhiều năm vẫn không dứt điểm.
"Nửa đầu cuộc đời lao vào kiếm tiền, nửa sau cuộc đời lại lấy tiền đó chữa bệnh", đó là một thực tế phổ biến trong xã hội ngày nay. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta mới có thể kiếm được tiền và tận hưởng cuộc sống, mãi chạy theo đồng tiền mà bỏ bê sức khỏe thì đó là điều sai lầm mà rất nhiều người đã hối hận muộn màng.