Cậu bé 11 tuổi mắc xơ gan
1 năm trước, Chenchen, một cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc được phát hiện lượng transaminase trong cơ thể tăng cao nhờ một buổi kiểm tra thể chất ở trường. Ngay sau đó, bác sĩ đã đề nghị cậu bé kiểm tra siêu âm gan B.
Kết quả sau khi siêu âm cho thấy, gan cậu bé nhiễm mỡ ở mức độ trung bình, đường kính xiên lớn nhất của thùy gan phải là 148mm, lớn hơn gan của người lớn.
Một thời gian sau, Chenchen quay lại bệnh viện tái khám, kết quả siêu âm sơ bộ cho thấy gan nhiễm mỡ trung bình ban đầu đã khá hơn, trở thành gan nhiễm mỡ nhẹ.
Tuy nhiên, Chenchen lại béo hơn 1 năm trước. Rất có thể là thời gian nghỉ dịch khiến cậu ăn uống không điều độ, ít vận động. Để đảm bảo có kết quả chính xác nhất, bác sĩ một lần nữa đề nghị cậu bé chọc dò gan để phát hiện chính xác tình trạng bệnh của mình.
Kết quả cho thấy, bệnh tình của cậu không còn là gan nhiễm mỡ nữa mà đã ở mức độ xơ gan S3-4, thuộc loại xơ gan nặng. Mẹ Chenchen cho biết, Chen ăn rất ngon miệng từ khi còn nhỏ, một bữa ăn có thể ăn 2 hoăc 3 bát cơm trắng. Cậu bé cũng rất thích ăn thịt kho, đồ chiên rán và đồ muối chua. Thói quen này không ngờ khiến cậu tăng cân nhanh chóng, dẫn đến tình trạng gan nguy hiểm.
Béo phì là nguyên nhân khởi phát của nhiều bệnh mãn tính
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 0,5% đến 1% người mắc gan nhiễm mỡ và 2,8% bệnh nhân viêm gan sẽ phát triển thành ung thư sau 20 năm. Một khi gan nhiễm mỡ không do rượu phát triển thành xơ gan, tỷ lệ mắc ung thư gan sẽ tăng lên 4%-27%. Thức ăn nhiều dầu mỡ không chỉ gây hại cho sức khỏe của gan mà quan trọng hơn, nó còn mang lại nhiều tác hại cho các cơ quan khác trong tương lai.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần
Béo phì ở trẻ em có 75% xác suất bị thừa cân ở tuổi trưởng thành và xác suất phát triển bệnh tăng huyết áp, tim mạch và các bệnh mạch máo não gấp 2 đến 4 lần so với người lớn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2020 cũng chỉ ra rằng, so với những người khỏe mạnh cùng độ tuổi, thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 có thành động mạch dày hơn và cứng hơn sau 5 năm.
Nguy cơ mắc tiểu dường cao gấp 3 lần
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 3 lần so với người không thừa cân. Trong những thập kỉ gần đây, mức sống của người dân đã được cải thiện. Trung bình cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh đường ruột. Hiện nay, một số phụ huynh có thói quen cho trẻ ăn nhiều thịt và uống nước có ga khiến trẻ rất dễ bị thừa cân.
Trẻ béo phì có nhiều vấn đề tâm lý
Một bài báo trên tạp chí “Tâm lý và Điều trị Trẻ béo phì” đã đề cập rằng, trẻ béo phì có khả năng thích ứng xã hội kém hơn trẻ bình thường và các hiện tượng tâm lý như trầm cảm, hành vi tách rời xã hội cũng cao hơn đáng kể. Theo khảo sát, gần một nửa số trẻ béo phì không muốn thể hiện bản thân trong các hoạt động tập thể do bị phân biệt đối xử, kém hợp tác và kém nhận thức. Hơn 70% trẻ béo phì bị bạn bè trêu chọc, đặt biệt danh vì vóc dáng của họ hoặc lo lắng, tự ti và cô đơn.
Đẩy lùi béo phì cũng là cách bảo vệ gan
Khả năng thích ứng vị giác của trẻ rất quan trọng trước 4 tuổi và sẽ được xác định sau 7 tuổi. Vì vậy, điều quan trọng là phải xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ trong giai đoạn đầu đời như ít dầu, ít muối, ít đường.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe
Chất xơ có trong rau xanh có thể nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột. Một số loại có chứa axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm. Loại thực phẩm này giúp thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật, bao gồm: trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, gạo lứt, yến mạch, dầu oliu, dầu dừa…
Thực phẩm nên ăn vừa đủ
Những loại thực phẩm này không đặc biệt có lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột, nhưng chúng vẫn có thể được tiêu thụ với một lượng vừa đủ. Đó là các sản phẩm từ động vật như cá, thịt hữu cơ, thịt gia cầm và trứng.
Thực phẩm nên tránh xa
Nếu ăn thường xuyên những thực phẩm này, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ mất cân bằng, một số có thể chứa các thành phần phá hủy niêm mạc ruột hoặc vi khuẩn đường ruột. Các loại thực phẩm này bao gồm đồ ăn nhanh, đường, chất làm ngọt nhân tạo, siro ngô…