Ngày 28/10, Tiểu Minh (Trung Quốc) đã đăng tải đoạn video ghi lại hành trình thay đổi vóc dáng của mình. Từ một chàng trai nặng đến 120kg, sau 1 năm kiên trì, số cân của anh chàng đã trở về mức 70kg. Điều này khiến ngoại hình của chàng trai hoàn toàn thay đổi, dường như trẻ hơn đến 20 tuổi.
Sự thay đổi của chàng trai khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc
Tiểu Minh chia sẻ, bản thân bắt đầu quyết tâm giảm cân vào năm 2021, khi đó bố anh phải nhập viện do đột quỵ. Trong lúc vào viện cùng bố, anh đã vô tình gặp được một bệnh nhân 40 tuổi, nặng khoảng 100kg nằm trên giường bệnh hoàn toàn không thể vận động và tự lo cho bản thân do xuất huyết não. Vào thời điểm đó, chàng trai đã khá sốc và bắt đầu quyết tâm giảm cân bằng cách khống chế lượng đường tiêu thụ.
Vì là người thích ăn đồ dầu mỡ và ngọt nên thời gian đầu việc thay đổi để giảm cân với Tiểu Minh khá khó khăn:
“Mỗi ngày tôi thường uống ít nhất hai chai nước ngọt, một miếng bánh ngọt hoặc các món ăn vặt khác như xúc xích, gà rán… vào ban đêm.
Tôi biết yếu tố quan trọng nhất để giảm cân là tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống. Chính vì vậy, tôi bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống của mình, đặc biệt là việc kiểm soát lượng đường. Thay đổi lớn nhất sau một năm thực hiện điều này là tất cả các chỉ số không đạt khi khám sức khoẻ trước đó đều trở lại mức bình thường”.
Tiểu Minh cũng cho biết, ngoài việc kiểm soát lượng đường hàng ngày, còn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, duy trì tập thể dục đều đặn, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý.
“Sau khi kiểm soát lượng đường và giảm cân thành công, tôi nhận được nhiều lời khen của mọi người và trở nên tự tin hơn” - chàng trai chia sẻ.
Đường giống như thuốc lá và rượu ở chỗ nó tác động lên não, khuyến khích con người không ngừng. Cùng với đó, việc hấp thụ quá nhiều đường cũng sẽ gây hại cho cơ thể nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.
Tác hại của việc hấp thụ quá nhiều đường
1. Gây hại cho răng
Sau khi sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, vi khuẩn trong miệng có thể lên men đường, cùng cặn thức ăn hình thành mảng bám răng. Không chỉ vậy, các loại đồ uống có ga có đường cũng có tính axit nhất định, sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây mòn răng, tăng nguy cơ sâu răng.
2. Tăng cân
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra béo phì. Những thực phẩm chứa nhiều đường có lượng lớn fructose làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, từ đó dẫn đến tăng cân.
3. Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch
Việc hấp thụ quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tim mạch, thậm chí còn gây hại hơn chất béo. Bởi khi sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, tăng áp lực cho tim và động mạch. Cùng với đó, đường cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.
4. Phá hủy mắt
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường là yếu tố nguy cơ gây cận thị. Đường sẽ làm mềm củng mạc của nhãn cầu. Củng mạc là mô quan trọng bao bọc nhãn cầu và duy trì hình dạng, nếu củng mạc mềm, nhãn cầu sẽ dễ bị biến dạng.
Hơn nữa, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm giảm lượng canxi trong máu và làm giảm độ đàn hồi của thành nhãn cầu, cộng với các yếu tố kích thích khác ở trẻ em và thanh thiếu niên dễ dẫn đến kéo dài trục mắt và phát triển các bệnh về mắt.
5. Huỷ hoại làn da
Ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm lượng collagen trong cơ thể, khiến da kém đàn hồi, thậm chí tạo nhiều nếp nhăn và đốm đồi mồi, đặc biệt là đường tinh luyện như đường trắng.
Việc sử dụng nhiều đường mang đến những tác hại cho cơ thể nhưng không có nghĩa phải cắt bỏ hoàn toàn đường khỏi khẩu phần ăn. Điều quan trọng là cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, đặc biệt là đường bổ sung. Người lớn nên kiểm soát lượng đường bổ sung không quá 50 gram mỗi ngày, tốt nhất là dưới 25 gram.
Cách kiểm soát lượng đường hiệu quả
1. Hạn chế việc sử dụng đồ uống có đường mỗi ngày
Chỉ nên thỉnh thoảng uống đồ uống có đường tại các buổi tiệc, gặp mặt bạn bè. Thay vào đó có thể sử dụng những loại nước ép nguyên chất từ rau củ quả. Tuy nhiên, khi làm nước ép cũng nên lưu ý tránh tăng lượng rau và hạn chế các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao.
2. Uống cà phê hoặc trà, tránh cho thêm đường
Có thể thay đường bằng một chút mật ong để hỗ trợ sức khoẻ mà vẫn mang đến mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng mật ong.
3. Xem kỹ thành phần khi mua thực phẩm
Có nhiều thực phẩm dù vị không quá ngọt hoặc có những sản phẩm được quảng cáo ít đường nhưng vẫn chứa lượng đường khá cao. Nên kiểm tra xem sản phẩm đó có đáp ứng tiêu chuẩn ít đường ghi trên nhãn dinh dưỡng hay không. Hàm lượng đường trong 100 ml chất lỏng hay đặc nhỏ hơn 5 gram.
4. Thay thế các loại bánh ngọt, bánh làm bằng bột mì trắng bằng các loại bánh ngũ cốc